Truyền hình Al Jazeera đưa tin tính đến ngày 30/1, số người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình trên khắp Ai Cập đã lên tới 150.
Người ta tiếp tục tìm thấy hàng chục thi thể bị bỏ lại trên con đường gần nhà tù Abu Zaabal ở phía Đông thủ đô Cairo, nơi xảy ra bạo loạn làm nhiều tù nhân thiệt mạng.
Bên cạnh đó, 34 thành viên thuộc Tổ chức "Anh em Hồi giáo" - phong trào đối lập lớn nhất ở Ai Cập, đã được thả chỉ ba ngày sau khi bị bắt do tham gia các cuộc biểu tình bạo loạn.
Các nguồn tin an ninh cũng cho biết khoảng vài nghìn tù nhân ở nhà tù Wadi Natrun đã trốn khỏi nhà tù này và tỏa về các thành phố và các làng mạc gần đó.
Truyền hình Al Jazeera đã bị cấm hoạt động tại Ai Cập và tính đến cuối ngày, tín hiệu của Al Jazeera tới một số khu vực Trung Đông đã bị cắt.
Trong khi đó, truyền thông nhà nước Ai Cập đưa tin Tổng thống nước này Hosni Mubarak đã tới Tổng hành dinh Quân đội và gặp các tư lệnh hàng đầu trong bối cảnh những người biểu tình tiếp tục yêu cầu ông phải từ chức.
Ông Mubarak đã gặp tân Phó Tổng thống Omar Suleiman, Bộ trưởng Quốc phòng Mohamed Hussein Tantawi và Tham mưu trưởng Quân đội Sami al-Anan. Ông Mubarak cũng đã đi thị sát trụ sở các lực lượng vũ trang.
Cùng ngày, trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) khai mạc tại Addis Ababa (Ethiopia), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tiếp tục kêu gọi các bên ở Ai Cập kiềm chế, tránh bạo lực, và cho rằng cần phải thực tâm lắng nghe tiếng nói và nguyện vọng của người dân, những khó khăn và hy vọng của họ để có được một tương lai tốt đẹp hơn.
Các cuộc biểu tình ở trung tâm thủ đô Cairo đã bước sang ngày thứ sáu. Mỹ đã bắt đầu sơ tán công dân của mình ra khỏi Ai Cập, trong khi Iraq cũng tuyên bố sẽ sớm đưa công dân rời khỏi Ai Cập.
Nhiều nước châu Á đã lên tiếng thể hiện lo ngại trước tình hình bất ổn tại Ai Cập và khuyến cáo công dân không nên tới nước này. Nhật Bản kêu gọi hỗ trợ cho 500 công dân nước này đang bị mắc kẹt tại sân bay Cairo./.
Người ta tiếp tục tìm thấy hàng chục thi thể bị bỏ lại trên con đường gần nhà tù Abu Zaabal ở phía Đông thủ đô Cairo, nơi xảy ra bạo loạn làm nhiều tù nhân thiệt mạng.
Bên cạnh đó, 34 thành viên thuộc Tổ chức "Anh em Hồi giáo" - phong trào đối lập lớn nhất ở Ai Cập, đã được thả chỉ ba ngày sau khi bị bắt do tham gia các cuộc biểu tình bạo loạn.
Các nguồn tin an ninh cũng cho biết khoảng vài nghìn tù nhân ở nhà tù Wadi Natrun đã trốn khỏi nhà tù này và tỏa về các thành phố và các làng mạc gần đó.
Truyền hình Al Jazeera đã bị cấm hoạt động tại Ai Cập và tính đến cuối ngày, tín hiệu của Al Jazeera tới một số khu vực Trung Đông đã bị cắt.
Trong khi đó, truyền thông nhà nước Ai Cập đưa tin Tổng thống nước này Hosni Mubarak đã tới Tổng hành dinh Quân đội và gặp các tư lệnh hàng đầu trong bối cảnh những người biểu tình tiếp tục yêu cầu ông phải từ chức.
Ông Mubarak đã gặp tân Phó Tổng thống Omar Suleiman, Bộ trưởng Quốc phòng Mohamed Hussein Tantawi và Tham mưu trưởng Quân đội Sami al-Anan. Ông Mubarak cũng đã đi thị sát trụ sở các lực lượng vũ trang.
Cùng ngày, trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) khai mạc tại Addis Ababa (Ethiopia), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tiếp tục kêu gọi các bên ở Ai Cập kiềm chế, tránh bạo lực, và cho rằng cần phải thực tâm lắng nghe tiếng nói và nguyện vọng của người dân, những khó khăn và hy vọng của họ để có được một tương lai tốt đẹp hơn.
Các cuộc biểu tình ở trung tâm thủ đô Cairo đã bước sang ngày thứ sáu. Mỹ đã bắt đầu sơ tán công dân của mình ra khỏi Ai Cập, trong khi Iraq cũng tuyên bố sẽ sớm đưa công dân rời khỏi Ai Cập.
Nhiều nước châu Á đã lên tiếng thể hiện lo ngại trước tình hình bất ổn tại Ai Cập và khuyến cáo công dân không nên tới nước này. Nhật Bản kêu gọi hỗ trợ cho 500 công dân nước này đang bị mắc kẹt tại sân bay Cairo./.
(TTXVN/Vietnam+)