Ông nhấn mạnh hy vọng này không phải là mơ tưởng, mà dựa trên cơ sở các cơhội thực tế của những hành động cụ thể. Các nhà lãnh đạo các nước có vũ khí hạtnhân, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cộng đồng quốc tế và các tổ chức xã hội dânsự đã bày tỏ ủng hộ đối với mục tiêu này.
Liên hợp quốc sẽ khuyến khích mọi nỗ lực giải trừ các loại vũ khí hủy diệthàng loạt. Nga và Mỹ đã cam kết giảm số đầu đạn hạt nhân chiến lược xuống còn1.500-1.675 đơn vị cũng như giảm số phương tiện phóng xuống mức 500-1.000 đơnvị.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi Hội nghị giải trừ quân bị tận dụng thờiđiểm quan trọng này và chứng tỏ Hội nghị là diễn đàn thích hợp để thúc đẩy tiếntrình giải trừ quân bị.
Các nước thành viên của Hội nghị cần gạt bỏ những bất đồng, tập trung vàolợi ích toàn cầu, đặc biệt là sự cần thiết phải có các quy chế mang tính ràngbuộc về pháp lý và thỏa thuận chương trình làm việc của Hội nghị trong năm 2010nhằm phát đi những tín hiệu tích cực và tạo động lực cho Hội nghị kiểm điểm việcthực hiện Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT) vào tháng 5/2010.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc khẳng định giải trừ quân bị và không phổ biếnhạt nhân tiếp tục là ưu tiên cao nhất của ông và Liên hợp quốc. Mặc dù việc thựchiện Hiệp ước không phổ biến hạt nhân vẫn đứng trước nhiều thách thức, nhưngthành công của Hội nghị kiểm điểm thực hiện NPT sẽ tăng cường niềm tin không chỉvào Hiệp ước, mà cả các nỗ lực tập thể toàn cầu tiến tới một thế giới không cóvũ khí hạt nhân./.