Chỉ số chung về năng lực thống kê của Việt Nam theo các tiêu chí đánh giá của Ngân hàng Thế giới sẽ được nâng từ 61 điểm hiện nay trong thang điểm 100 lên 70 điểm vào năm 2015; 80 điểm vào năm 2020 và trên 85 điểm vào năm 2025.
Đây là một trong các mục tiêu quan trọng trong Chiến lược Phát triển thống kê Việt Nam 2011-2020, tầm nhìn 2030 được Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm công bố trong Hội thảo ngày 31/8 tại Hải Phòng.
Ngành thống kê sẽ tập trung đổi mới và hoàn thiện phương pháp nghiệp vụ, nâng Chỉ số phương pháp luận từ 30 điểm lên 55 điểm, 75 điểm và 85 điểm vào các năm tương ứng; nâng Mức độ thực hiện Hệ thống tài khoản quốc gia của thống kê Việt Nam theo Khung đánh giá của Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc từ mức 2/6 năm 2008 lên mức 3/6 năm 2015, 4/6 năm 2020 và 5/6 vào năm 2025.
Cùng với đó, năm 2013 thực hiện đầy đủ Hệ thống phổ biến dữ liệu chung (GDDS) vào năm 2013 và năm 2015 bắt đầu thực hiện Hệ thống phổ biến số liệu riêng (SDDS) và đến năm 2020 tuân thủ đầy đủ Hệ thống phổ biến dữ liệu riêng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Cùng với việc cải thiện chỉ số chung về năng lực, hệ thống chỉ tiêu thống kê của các bộ, ngành cũng được xây dựng đồng bộ với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện; đảm bảo các thông tin thống kê được sản xuất và phổ biến đáp ứng sáu tiêu thức chất lượng được hầu hết các cơ quan thống kê quốc gia và các tổ chức quốc tế áp dụng gồm: phù hợp, chính xác, kịp thời, có khả năng tiếp cận, có khả năng giải thích chặt chẽ; đồng thời bảo đảm tính so sánh quốc tế.
Đặc biệt, hệ thống thông tin thống kê quốc gia sẽ được xây dựng tập trung và thống nhất có sự phối hợp, chia sẻ và kết nối thông tin thường xuyên, chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức thống kê trong nước, thực hiện đầy đủ các cam kết về cung cấp và chia sẻ thông tin với các tổ chức quốc tế, cơ quan thống kê các quốc gia theo quy định của pháp luật; hoàn thành việc xây dựng các cơ sở dữ liệu thống kê vi mô; cơ sở dữ liệu thống kê vĩ mô; cơ sở dữ liệu thống kê về hệ thống các bảng phân loại, danh mục và hệ thống khái niệm, nguồn thông tin, phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê; tiến tới hoàn thành việc xây dựng kho dữ liệu thống kê kinh tế-xã hội vào năm 2020 để mọi đối tượng dùng tin đều có thể khai thác, sử dụng./.
Đây là một trong các mục tiêu quan trọng trong Chiến lược Phát triển thống kê Việt Nam 2011-2020, tầm nhìn 2030 được Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm công bố trong Hội thảo ngày 31/8 tại Hải Phòng.
Ngành thống kê sẽ tập trung đổi mới và hoàn thiện phương pháp nghiệp vụ, nâng Chỉ số phương pháp luận từ 30 điểm lên 55 điểm, 75 điểm và 85 điểm vào các năm tương ứng; nâng Mức độ thực hiện Hệ thống tài khoản quốc gia của thống kê Việt Nam theo Khung đánh giá của Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc từ mức 2/6 năm 2008 lên mức 3/6 năm 2015, 4/6 năm 2020 và 5/6 vào năm 2025.
Cùng với đó, năm 2013 thực hiện đầy đủ Hệ thống phổ biến dữ liệu chung (GDDS) vào năm 2013 và năm 2015 bắt đầu thực hiện Hệ thống phổ biến số liệu riêng (SDDS) và đến năm 2020 tuân thủ đầy đủ Hệ thống phổ biến dữ liệu riêng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Cùng với việc cải thiện chỉ số chung về năng lực, hệ thống chỉ tiêu thống kê của các bộ, ngành cũng được xây dựng đồng bộ với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện; đảm bảo các thông tin thống kê được sản xuất và phổ biến đáp ứng sáu tiêu thức chất lượng được hầu hết các cơ quan thống kê quốc gia và các tổ chức quốc tế áp dụng gồm: phù hợp, chính xác, kịp thời, có khả năng tiếp cận, có khả năng giải thích chặt chẽ; đồng thời bảo đảm tính so sánh quốc tế.
Đặc biệt, hệ thống thông tin thống kê quốc gia sẽ được xây dựng tập trung và thống nhất có sự phối hợp, chia sẻ và kết nối thông tin thường xuyên, chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức thống kê trong nước, thực hiện đầy đủ các cam kết về cung cấp và chia sẻ thông tin với các tổ chức quốc tế, cơ quan thống kê các quốc gia theo quy định của pháp luật; hoàn thành việc xây dựng các cơ sở dữ liệu thống kê vi mô; cơ sở dữ liệu thống kê vĩ mô; cơ sở dữ liệu thống kê về hệ thống các bảng phân loại, danh mục và hệ thống khái niệm, nguồn thông tin, phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê; tiến tới hoàn thành việc xây dựng kho dữ liệu thống kê kinh tế-xã hội vào năm 2020 để mọi đối tượng dùng tin đều có thể khai thác, sử dụng./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)