Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Công Thương, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế Nguyễn Cẩm Tú, đến nay, đã có 22 nước công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Bên cạnh đó, tại phiên họp toàn thể lần thứ 20 Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội ngày 26/5, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cho biết Việt Nam và Nhật Bản cũng đã lập diễn đàn đối thoại về kinh tế thị trường; một số nước khác đang cùng Việt Nam rà soát kỹ thuật giai đoạn cuối để sớm công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại đã được ký kết giữa Việt Nam và nước ngoài, đại diện Bộ Công Thương cho biết năm 2009, Việt Nam đã ký kết 5 hiệp định, nghị định thư song phương; 15 hiệp định, nghị định thư về hợp tác đa phương (trong khuôn khổ WTO, ASEAN, ASEAN+) và 32 thỏa thuận hợp tác.
Cùng với việc đàm phán mở rộng thị trường, nghiêm túc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, các bộ, ngành đã phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc nghiên cứu, xây dựng chủ trương và triển khai các hiệp định hợp tác về kinh tế, thương mại; rà soát, sửa đổi và xây dựng chính sách pháp luật liên quan đến cam kết hội nhập. Đến nay, có 9 văn bản pháp luật đã được thông qua và 22 văn bản pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung.
Báo cáo với Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội về tình hình thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO, ASEAN, APEC, ASEM... cũng như những nội dung cơ bản của các hiệp định, thỏa thuận thương mại quốc tế, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cũng đã nêu một số đề xuất, kiến nghị đối với Quốc hội liên quan việc đàm phán, ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại của Chính phủ.
Cụ thể, Thứ trưởng kiến nghị đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật liên quan tới hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường công tác vận động ngoại giao hỗ trợ đàm phán hội nhập kinh tế quốc tế; hoàn thiện tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực cạnh tranh, chống trợ cấp, chống bán phá giá, giải quyết tranh chấp thương mại, quản lý thị trường...
Tại phiên họp, các đại biểu Quốc hội đã yêu cầu đại diện Bộ Công Thương, Ủy ban quốc gia hợp tác kinh tế quốc tế làm rõ thêm bước chuyển về chất trong hoạt động thương mại, đầu tư đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế kinh tế quốc tế.
Các đại biểu đặt vấn đề làm sao để nhanh chóng khắc phục tình trạng chủ yếu là xuất khẩu nguyên liệu, bán nguyên liệu, gia công xuất khẩu; còn nhập khẩu chủ yếu phục vụ tiêu dùng và sản xuất phục vụ tiêu dùng, chưa hướng tới xuất khẩu./.
Bên cạnh đó, tại phiên họp toàn thể lần thứ 20 Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội ngày 26/5, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cho biết Việt Nam và Nhật Bản cũng đã lập diễn đàn đối thoại về kinh tế thị trường; một số nước khác đang cùng Việt Nam rà soát kỹ thuật giai đoạn cuối để sớm công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại đã được ký kết giữa Việt Nam và nước ngoài, đại diện Bộ Công Thương cho biết năm 2009, Việt Nam đã ký kết 5 hiệp định, nghị định thư song phương; 15 hiệp định, nghị định thư về hợp tác đa phương (trong khuôn khổ WTO, ASEAN, ASEAN+) và 32 thỏa thuận hợp tác.
Cùng với việc đàm phán mở rộng thị trường, nghiêm túc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, các bộ, ngành đã phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc nghiên cứu, xây dựng chủ trương và triển khai các hiệp định hợp tác về kinh tế, thương mại; rà soát, sửa đổi và xây dựng chính sách pháp luật liên quan đến cam kết hội nhập. Đến nay, có 9 văn bản pháp luật đã được thông qua và 22 văn bản pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung.
Báo cáo với Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội về tình hình thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO, ASEAN, APEC, ASEM... cũng như những nội dung cơ bản của các hiệp định, thỏa thuận thương mại quốc tế, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cũng đã nêu một số đề xuất, kiến nghị đối với Quốc hội liên quan việc đàm phán, ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại của Chính phủ.
Cụ thể, Thứ trưởng kiến nghị đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật liên quan tới hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường công tác vận động ngoại giao hỗ trợ đàm phán hội nhập kinh tế quốc tế; hoàn thiện tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực cạnh tranh, chống trợ cấp, chống bán phá giá, giải quyết tranh chấp thương mại, quản lý thị trường...
Tại phiên họp, các đại biểu Quốc hội đã yêu cầu đại diện Bộ Công Thương, Ủy ban quốc gia hợp tác kinh tế quốc tế làm rõ thêm bước chuyển về chất trong hoạt động thương mại, đầu tư đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế kinh tế quốc tế.
Các đại biểu đặt vấn đề làm sao để nhanh chóng khắc phục tình trạng chủ yếu là xuất khẩu nguyên liệu, bán nguyên liệu, gia công xuất khẩu; còn nhập khẩu chủ yếu phục vụ tiêu dùng và sản xuất phục vụ tiêu dùng, chưa hướng tới xuất khẩu./.
Nguyễn Thị Sự (TTXVN/Vietnam+)