Đồng Tháp dẫn đầu cả nước trong một số lĩnh vực nông nghiệp vào năm 2050

Tầm nhìn đến năm 2050, Đồng Tháp sẽ trở thành trung tâm giao lưu phát triển kinh tế giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long với các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong.

Quy hoạch đặt mục tiêu tới năm 2030, Đồng Tháp là tỉnh có trình độ phát triển khá, nằm trong nhóm đầu về chuyển đổi số, một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long;

Có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đô thị hiện đại, nông thôn giàu bản sắc, du lịch thân thiện và hấp dẫn; phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, con người; duy trì vị trí nhóm đầu cả nước về các chỉ số cải cách hành chính, hiệu quả quản trị và hành chính công, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; hợp tác, hội nhập quốc tế được tăng cường. Người dân có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc.

Tầm nhìn đến năm 2050, Đồng Tháp là tỉnh dẫn đầu cả nước trong một số lĩnh vực nông nghiệp, trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; trung tâm giao lưu phát triển kinh tế giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long với các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong. Người dân có cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW

Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW

Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận số 167-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính.

Thương mại song phương Việt Nam-Thụy Điển

Thương mại song phương Việt Nam-Thụy Điển

Kể từ sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực, cơ hội giao thương và kết nối đã mở ra ngày càng nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam và Thụy Điển.