Ngày 25/3 là một cột mốc quan trọng của Tập đoàn Samsung tại Việt Nam, bởi sau đúng 5 năm quyết định đầu tư vào Bắc Ninh, Tập đoàn này lại quyết định xây dựng tổ hợp công nghệ cao thứ hai ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư 3,2 tỷ USD đặt tại Thái Nguyên. Đây là tổ hợp có quy mô lớn nhất tại Việt Nam và cũng là tổ hợp lớn nhất Đông Nam Á của Tập đoàn này.
Điều này minh chứng cho việc trong bối cảnh toàn cầu vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhà đầu tư quốc tế vẫn tin tưởng vào môi trường, vào nguồn nhân lựccủa Việt Nam và tiếp tục cam kết gắn bó lâu dài với Việt Nam.
Vốn mồi... vốn
Ông JK Shin, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc ngành công nghệ thông tin và truyền thông di động Samsung Electronics phát biểu tại lễ khởi công nhà máy lớn thứ hai của mình tại Việt Nam, nhấn mạnh: “Thông qua các hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình, cùng với sự hợp tác giúp đỡ của Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương, Samsung sẽ tiếp tục nỗ lực đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.”
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cũng khẳng định, Việt Nam hoan nghênh việc Tập đoàn Samsung đã xác định Việt Nam trở thành “cứ điểm sản xuất lớn nhất toàn cầu” và quyết định tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư. Thủ tướng cho rằng, đây là một quyết định phù hợp, có ý nghĩa chiến lược quan trọng lâu dài của Tập đoàn Samsung, góp phần thiết thực phát triển quan hệ “hợp tác đối tác chiến lược” Việt Nam-Hàn Quốc theo hướng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả.
Chính những động thái tích cực này, một lần nữa lại khẳng định cho chiến lược về thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong vòng một phần tư thế kỷ qua, kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời vào tháng 12/1987, là hoàn toàn đúng đắn.
Trong những năm qua, vốn FDI là nguồn bổ sung quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần đáng kể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, khai thông thị trường quốc tế, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.
Đến nay, đã có 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam; trong đó Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn đăng ký 28,6 tỷ USD; tiếp theo lần lượt là Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc.
[Việt Nam có dự án FDI đầu tiên vào đường cao tốc]
[Đã giải ngân được 2,7 tỷ USD vốn FDI trong quý 1]
Việt Nam cũng đã trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau như Samsung, Intel, Unilever, Toyota, Panasonic, Honda, Fujitsu... với những sản phẩm chất lượng quốc tế. Qua đó vừa góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ khu vực và thế giới, vừa góp phần tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng bối cảnh toàn cầu hóa.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính lũy kế đến ngày 31/12/2012, Việt Nam có 14.522 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 210,5 tỷ USD; trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 50,3% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, dịch vụ lưu trú ăn uống.
Đặc biệt, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu cho hay, đầu tư nước ngoài đã tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ ở Việt Nam. Từ năm 1993 đến nay, cả nước có 951 hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được duyệt, trong đó có 605 hợp đồng của doanh nghiệp FDI.
Bộ Khoa học và Công nghệ cũng nhận định, một số ngành đã thực hiện tốt chuyển giao công nghệ như dầu khí, điện tử, viễn thông, tin học, cơ khí chế tạo, ôtô, xe máy và dệt may, giày dép; trong đó viễn thông, dầu khí được đánh giá hiệu quả nhất.
Chủ trương khuyến khích đầu tư nước ngoài hướng về xuất khẩu cũng đã tạo thuận lợi cho Việt Nam trong việc nâng cao năng lực xuất khẩu. Nếu như trước năm 2001, xuất khẩu của khu vực này chỉ đạt 45,2% tổng kim ngạch, kể cả dầu thô thì từ năm 2003, xuất khẩu của khu vực này bắt đầu vượt khu vực trong nước và dần trở thành nhân tố chính thúc đẩy xuất khẩu, chiếm khoảng 64% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012.
Đáng chú ý, ông Thu nhấn mạnh, đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, góp phần đào tạo và cải thiện nguồn nhân lực. Tính đến nay, khu vực này đã tạo việc làm cho khoảng 2 triệu lao động trực tiếp và một số lượng lớn lao động gián tiếp khác.
Ông Đỗ Nhất Hoàng-Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cũng chỉ ra, FDI tác động tích cực tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu nhất là sang Hoa Kỳ, EU, làm thay đổi đáng kể cơ cấu xuất khẩu, đưa Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Ngoài ra, FDI còn góp phần ổn định thị trường trong nước, hạn chế nhập siêu thông qua việc cung cấp cho thị trường nội địa các sản phẩm chất lượng cao do doanh nghiệp trong nước sản xuất thay vì phải nhập khẩu như trước đây.
Đóng góp của FDI vào ngân sách ngày càng tăng, từ 1,8 tỷ USD (1994-2000) lên 14,2 tỷ USD (2001 – 2010). Năm 2012, nộp ngân sách của khu vực FDI (không kể dầu thô) là 3,7 tỷ USD, chiếm 11,9% tổng thu ngân sách (18,7% tổng thu nội địa, trừ dầu thô).
Rất nhiều tỉnh, thành trên cả nước nhờ có những vị thế, địa hình thuận lợi và những chính sách ưu đãi tốt đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến với mình.
Tỉnh Bình Dương là ví dụ, tính đến nay, tỉnh này đã thu hút hơn 3.000 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 18 tỷ USD, đứng vị trí thứ 4 sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương lĩnh vực công nghiệp thu hút số dự án và số vốn đầu tư lớn nhất, chiếm tỷ trọng 92,75% trong tổng số dự án và 71,6% vốn đầu tư đăng ký. Bên cạnh đó, những năm gần đây Bình Dương đã thu hút một số dự án với quy mô vốn lớn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, có dự án lên tới 1,2 tỷ USD.
Mục tiêu của tỉnh Bình Dương là mỗi năm sẽ thu hút khoảng 400-500 triệu USD/năm vào các khu công nghiệp. Đến năm 2015 lấp đầy trên 60% đất các khu công nghiệp.
...Và câu chuyện "chuyển hóa"
Rõ ràng, những lợi ích về kinh tế và xã hội mà nguồn vốn FDI mang lại là không nhỏ. Tuy nhiên, để dòng vốn này thực sự phát huy được hiệu quả và chở thành "vốn mồi" cho các dòng vốn trong nước lưu chuyển hài hòa thì còn cần nhiều nỗ lực hơn nữa.
GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng, hiện nay một số dự án FDI chưa phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và vùng kinh tế, một số máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu đã được nhập khẩu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng..., mà chuyện ô nhiễm ở sông Thị Vải, sông Cầu, sông Nhuệ là ví dụ điển hình.
Cùng với đó, cũng đã xảy ra “cuộc chiến giữa các tỉnh, thành phố chào mời nhà đầu tư quốc tế” bằng những ưu đãi quá mức như thuế, tiền thuê đất, ảnh hưởng tiêu cực đến phúc lợi chung của cộng đồng. Đã xảy ra tranh chấp lao động trong một số doanh nghiệp FDI. Hay gần đây, câu chuyện về những nghi vấn liên quan đến “chuyển giá” của một số doanh nghiệp FDI, gây ra tình trạng “lỗ giả lãi thật” gây thất thu ngân sách…cũng đang là mối lo ngại của cộng đồng doanh nghiệp.
[Cần “nhặt sạn” để rộng đường thu hút đầu tư FDI]
Ông Thu cũng thừa nhận, khu vực FDI hiện tập trung chủ yếu tại địa bàn có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ sản phẩm gây mất cân đối vùng miền, không đạt được mục tiêu hướng đầu tư nước ngoài vào địa bàn khó khăn. Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao chưa tạo ra lợi thế khác biệt cho từng địa phương và vùng lãnh thổ.
Ngoài ra, đối tác đầu tư vào Việt Nam chủ yếu từ Châu Á, nhà đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ cao; hiện mới chỉ thu hút được trên 100 trong tổng số 500 tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới.
Bên cạnh đó, khả năng hấp thụ nguồn vốn còn khiêm tốn, đồng nghĩa với việc chưa tận dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn này trong khi Việt Nam đang có nhu cầu lớn về vốn; chất lượng của nguồn vốn chưa cao...
Trong khi đó, theo nhận định của một số nhà đầu tư, môi trường đầu tư tuy đã được cải thiện, nhưng so với nhiều nước trong khu vực thì chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư có tiềm năng lớn. Đối với Việt Nam, cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư càng gay gắt hơn khi theo xếp hạng năm 2011, Trung Quốc vẫn dẫn đầu, Indonesia, Malaysia và Singapore lọt vào top 10 quốc gia có môi trường đầu tư tốt nhất thế giới.
Cục Đầu tư Nước ngoài cho biết, để khắc phục những tình trạng trên, trong thời gian tới, việc thu hút đầu tư nước ngoài sẽ tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên. Đó là, chọn lọc các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường và tăng cường sự liên kết giữa các khu vực; các ngành, lĩnh vực tạo ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, như công nghệ cao, cơ khí, công nghệ thông tin và truyền thông, dược, công nghiệp sinh học; công nghiệp môi trường và các ngành sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, vật liệu mới. Những dự án tiết kiệm nhiên liệu, không sử dụng nhiều lao động giá rẻ cũng sẽ được ưu tiên.
Hy vọng, trong tương lai không xa, những nhà đầu tư lớn như Samsung cùng với dự án "khủng" của mình sẽ không còn là "của hiếm" trên đất nước hình chữ S đầy tiềm năng này./.
Điều này minh chứng cho việc trong bối cảnh toàn cầu vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhà đầu tư quốc tế vẫn tin tưởng vào môi trường, vào nguồn nhân lựccủa Việt Nam và tiếp tục cam kết gắn bó lâu dài với Việt Nam.
Vốn mồi... vốn
Ông JK Shin, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc ngành công nghệ thông tin và truyền thông di động Samsung Electronics phát biểu tại lễ khởi công nhà máy lớn thứ hai của mình tại Việt Nam, nhấn mạnh: “Thông qua các hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình, cùng với sự hợp tác giúp đỡ của Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương, Samsung sẽ tiếp tục nỗ lực đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.”
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cũng khẳng định, Việt Nam hoan nghênh việc Tập đoàn Samsung đã xác định Việt Nam trở thành “cứ điểm sản xuất lớn nhất toàn cầu” và quyết định tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư. Thủ tướng cho rằng, đây là một quyết định phù hợp, có ý nghĩa chiến lược quan trọng lâu dài của Tập đoàn Samsung, góp phần thiết thực phát triển quan hệ “hợp tác đối tác chiến lược” Việt Nam-Hàn Quốc theo hướng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả.
Chính những động thái tích cực này, một lần nữa lại khẳng định cho chiến lược về thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong vòng một phần tư thế kỷ qua, kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời vào tháng 12/1987, là hoàn toàn đúng đắn.
Trong những năm qua, vốn FDI là nguồn bổ sung quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần đáng kể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, khai thông thị trường quốc tế, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.
Đến nay, đã có 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam; trong đó Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn đăng ký 28,6 tỷ USD; tiếp theo lần lượt là Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc.
[Việt Nam có dự án FDI đầu tiên vào đường cao tốc]
[Đã giải ngân được 2,7 tỷ USD vốn FDI trong quý 1]
Việt Nam cũng đã trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau như Samsung, Intel, Unilever, Toyota, Panasonic, Honda, Fujitsu... với những sản phẩm chất lượng quốc tế. Qua đó vừa góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ khu vực và thế giới, vừa góp phần tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng bối cảnh toàn cầu hóa.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính lũy kế đến ngày 31/12/2012, Việt Nam có 14.522 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 210,5 tỷ USD; trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 50,3% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, dịch vụ lưu trú ăn uống.
Đặc biệt, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu cho hay, đầu tư nước ngoài đã tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ ở Việt Nam. Từ năm 1993 đến nay, cả nước có 951 hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được duyệt, trong đó có 605 hợp đồng của doanh nghiệp FDI.
Bộ Khoa học và Công nghệ cũng nhận định, một số ngành đã thực hiện tốt chuyển giao công nghệ như dầu khí, điện tử, viễn thông, tin học, cơ khí chế tạo, ôtô, xe máy và dệt may, giày dép; trong đó viễn thông, dầu khí được đánh giá hiệu quả nhất.
Chủ trương khuyến khích đầu tư nước ngoài hướng về xuất khẩu cũng đã tạo thuận lợi cho Việt Nam trong việc nâng cao năng lực xuất khẩu. Nếu như trước năm 2001, xuất khẩu của khu vực này chỉ đạt 45,2% tổng kim ngạch, kể cả dầu thô thì từ năm 2003, xuất khẩu của khu vực này bắt đầu vượt khu vực trong nước và dần trở thành nhân tố chính thúc đẩy xuất khẩu, chiếm khoảng 64% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012.
Đáng chú ý, ông Thu nhấn mạnh, đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, góp phần đào tạo và cải thiện nguồn nhân lực. Tính đến nay, khu vực này đã tạo việc làm cho khoảng 2 triệu lao động trực tiếp và một số lượng lớn lao động gián tiếp khác.
Ông Đỗ Nhất Hoàng-Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cũng chỉ ra, FDI tác động tích cực tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu nhất là sang Hoa Kỳ, EU, làm thay đổi đáng kể cơ cấu xuất khẩu, đưa Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Ngoài ra, FDI còn góp phần ổn định thị trường trong nước, hạn chế nhập siêu thông qua việc cung cấp cho thị trường nội địa các sản phẩm chất lượng cao do doanh nghiệp trong nước sản xuất thay vì phải nhập khẩu như trước đây.
Đóng góp của FDI vào ngân sách ngày càng tăng, từ 1,8 tỷ USD (1994-2000) lên 14,2 tỷ USD (2001 – 2010). Năm 2012, nộp ngân sách của khu vực FDI (không kể dầu thô) là 3,7 tỷ USD, chiếm 11,9% tổng thu ngân sách (18,7% tổng thu nội địa, trừ dầu thô).
Rất nhiều tỉnh, thành trên cả nước nhờ có những vị thế, địa hình thuận lợi và những chính sách ưu đãi tốt đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến với mình.
Tỉnh Bình Dương là ví dụ, tính đến nay, tỉnh này đã thu hút hơn 3.000 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 18 tỷ USD, đứng vị trí thứ 4 sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương lĩnh vực công nghiệp thu hút số dự án và số vốn đầu tư lớn nhất, chiếm tỷ trọng 92,75% trong tổng số dự án và 71,6% vốn đầu tư đăng ký. Bên cạnh đó, những năm gần đây Bình Dương đã thu hút một số dự án với quy mô vốn lớn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, có dự án lên tới 1,2 tỷ USD.
Mục tiêu của tỉnh Bình Dương là mỗi năm sẽ thu hút khoảng 400-500 triệu USD/năm vào các khu công nghiệp. Đến năm 2015 lấp đầy trên 60% đất các khu công nghiệp.
...Và câu chuyện "chuyển hóa"
Rõ ràng, những lợi ích về kinh tế và xã hội mà nguồn vốn FDI mang lại là không nhỏ. Tuy nhiên, để dòng vốn này thực sự phát huy được hiệu quả và chở thành "vốn mồi" cho các dòng vốn trong nước lưu chuyển hài hòa thì còn cần nhiều nỗ lực hơn nữa.
GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng, hiện nay một số dự án FDI chưa phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và vùng kinh tế, một số máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu đã được nhập khẩu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng..., mà chuyện ô nhiễm ở sông Thị Vải, sông Cầu, sông Nhuệ là ví dụ điển hình.
Cùng với đó, cũng đã xảy ra “cuộc chiến giữa các tỉnh, thành phố chào mời nhà đầu tư quốc tế” bằng những ưu đãi quá mức như thuế, tiền thuê đất, ảnh hưởng tiêu cực đến phúc lợi chung của cộng đồng. Đã xảy ra tranh chấp lao động trong một số doanh nghiệp FDI. Hay gần đây, câu chuyện về những nghi vấn liên quan đến “chuyển giá” của một số doanh nghiệp FDI, gây ra tình trạng “lỗ giả lãi thật” gây thất thu ngân sách…cũng đang là mối lo ngại của cộng đồng doanh nghiệp.
[Cần “nhặt sạn” để rộng đường thu hút đầu tư FDI]
Ông Thu cũng thừa nhận, khu vực FDI hiện tập trung chủ yếu tại địa bàn có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ sản phẩm gây mất cân đối vùng miền, không đạt được mục tiêu hướng đầu tư nước ngoài vào địa bàn khó khăn. Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao chưa tạo ra lợi thế khác biệt cho từng địa phương và vùng lãnh thổ.
Ngoài ra, đối tác đầu tư vào Việt Nam chủ yếu từ Châu Á, nhà đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ cao; hiện mới chỉ thu hút được trên 100 trong tổng số 500 tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới.
Bên cạnh đó, khả năng hấp thụ nguồn vốn còn khiêm tốn, đồng nghĩa với việc chưa tận dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn này trong khi Việt Nam đang có nhu cầu lớn về vốn; chất lượng của nguồn vốn chưa cao...
Trong khi đó, theo nhận định của một số nhà đầu tư, môi trường đầu tư tuy đã được cải thiện, nhưng so với nhiều nước trong khu vực thì chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư có tiềm năng lớn. Đối với Việt Nam, cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư càng gay gắt hơn khi theo xếp hạng năm 2011, Trung Quốc vẫn dẫn đầu, Indonesia, Malaysia và Singapore lọt vào top 10 quốc gia có môi trường đầu tư tốt nhất thế giới.
Cục Đầu tư Nước ngoài cho biết, để khắc phục những tình trạng trên, trong thời gian tới, việc thu hút đầu tư nước ngoài sẽ tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên. Đó là, chọn lọc các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường và tăng cường sự liên kết giữa các khu vực; các ngành, lĩnh vực tạo ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, như công nghệ cao, cơ khí, công nghệ thông tin và truyền thông, dược, công nghiệp sinh học; công nghiệp môi trường và các ngành sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, vật liệu mới. Những dự án tiết kiệm nhiên liệu, không sử dụng nhiều lao động giá rẻ cũng sẽ được ưu tiên.
Hy vọng, trong tương lai không xa, những nhà đầu tư lớn như Samsung cùng với dự án "khủng" của mình sẽ không còn là "của hiếm" trên đất nước hình chữ S đầy tiềm năng này./.
Những dấu mốc quan trọng trong công tác thu hút FDI 25 năm qua: - Giai đoạn 1988 - 1990, FDI chưa tác động rõ rệt đến tình hình kinh tế - xã hội. - Từ 1991 - 1997 đã diễn ra làn sóng FDI thứ nhất, với 2.230 dự án và vốn đăng ký 16,244 tỷ USD, vốn thực hiện 12,98 tỷ USD. Trong đó, chỉ riêng năm 1997, vốn thực hiện đã đạt 3,115 tỷ USD, gấp 9,5 lần năm 1991. - Từ năm 1998 đến năm 2004, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, nên trong số 3.968 dự án mới, phần lớn có quy mô nhỏ, vốn đăng ký năm 1998 chỉ là 5,099 tỷ USD, năm 2000 là 2,838 tỷ USD, năm 2004 là 4,547 tỷ USD. - Năm 2005 lại mở đầu làn sóng FDI thứ hai vào Việt Nam, với vốn đăng ký 6,839 tỷ USD và vốn thực hiện 3,3 tỷ USD. Từ năm 2006 tới nay, Việt Nam đã thu hút được một lượng lớn vốn FDI. |
Minh Thúy (Vietnam+)