Ngày 24/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã cung cấp tín dụng cho Ngân hàng Phương Đông (OCB) nhằm mở rộng khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là khối doanh nghiệp do các nữ doanh nhân làm chủ hoặc điều hành.
Gói tín dụng trị giá 25 triệu USD bao gồm 15 triệu USD do IFC trực tiếp tài trợ và 10 triệu USD do Ngân hàng BNP Paribas, đối tác chiến lược nước ngoài của OCB tham gia đồng tài trợ. Các bên thống nhất sẽ dùng 5 triệu USD trong tổng giá trị tài trợ để mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp do các nữ doanh nhân làm chủ hoặc điều hành.
Ông Nguyễn Đình Tùng, quyền Tổng giám đốc OCB nhận định, “Với khoản tín dụng của IFC, thời gian tới OCB sẽ mở rộng cơ hội tiếp cận vốn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp.”
Đây là lần đầu tiên IFC có một khoản tài trợ dành riêng cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ hoặc điều hành. Trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ tài chính cho phụ nữ, khoản vay này của IFC sẽ mang lại cho các nữ doanh nhân những cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận tài chính và phát triển doanh nghiệp của họ.
Theo ông Simon Andrews, Giám đốc khu vực của IFC tại Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Lào, đây cũng là một trong những khoản vay hợp vốn đầu tiên của IFC dành cho một ngân hàng Việt Nam, giúp OCB củng cố thêm năng lực vốn và quan trọng hơn nữa là giới thiệu một phương thức cho vay mới trong tín dụng quốc tế mà các ngân hàng khác của Việt Nam có thể áp dụng.
“Việc mở rộng khả năng tiếp cận tài chính và thiết kế những sản phẩm cho vay đặc thù sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập,” ông Simon Andrews khẳng định./.
Gói tín dụng trị giá 25 triệu USD bao gồm 15 triệu USD do IFC trực tiếp tài trợ và 10 triệu USD do Ngân hàng BNP Paribas, đối tác chiến lược nước ngoài của OCB tham gia đồng tài trợ. Các bên thống nhất sẽ dùng 5 triệu USD trong tổng giá trị tài trợ để mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp do các nữ doanh nhân làm chủ hoặc điều hành.
Ông Nguyễn Đình Tùng, quyền Tổng giám đốc OCB nhận định, “Với khoản tín dụng của IFC, thời gian tới OCB sẽ mở rộng cơ hội tiếp cận vốn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp.”
Đây là lần đầu tiên IFC có một khoản tài trợ dành riêng cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ hoặc điều hành. Trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ tài chính cho phụ nữ, khoản vay này của IFC sẽ mang lại cho các nữ doanh nhân những cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận tài chính và phát triển doanh nghiệp của họ.
Theo ông Simon Andrews, Giám đốc khu vực của IFC tại Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Lào, đây cũng là một trong những khoản vay hợp vốn đầu tiên của IFC dành cho một ngân hàng Việt Nam, giúp OCB củng cố thêm năng lực vốn và quan trọng hơn nữa là giới thiệu một phương thức cho vay mới trong tín dụng quốc tế mà các ngân hàng khác của Việt Nam có thể áp dụng.
“Việc mở rộng khả năng tiếp cận tài chính và thiết kế những sản phẩm cho vay đặc thù sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập,” ông Simon Andrews khẳng định./.
Minh Thúy (Vietnam+)