Cũng trong ngày hôm nay, dự kiến sẽ có thêm 3 chuyến bay nữa khởi hành từquốc đảo Malta, từ Thổ Nhĩ Kỳ và từ thủ đô Cairo (Ai Cập) chở thêm 764 người laođộng tiếp tục lên đường về Việt Nam, nâng số người lao động đã về nước lên 2.739người.
Như vậy, hiện số người lao động Việt Nam còn ở lại khu vực nguy hiểm là hơn 3.000 người, trong tổng số10.482 lao động Việt Nam có hợp đồng làm việc tại Libya.
Thông tin mới nhất được Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân thông báo là đã có 1.123 ngườilao động Việt Nam được thu xếp xuống tàu biển, bắt đầu di chuyển đến nước thứ ba.Số còn lại, khoảng hơn 1.400 người nữa đang tiếp tục tiến về phía biên giới nước bạnđể nhanh chóng thoát khỏi vùng nguy hiểm.
Bà Ngân đã thông báo nhanh đến báo giới: Chuyến bay thứ hai của Hãnghàng không quốc gia Việt Nam sẽ lên đường đến Tunisia với 14 giờ bay liên tục.
Hiện tại, Bộ Ngoại giao Việt Nam đang tích cực tiến hành đàm phán và xin phép bayđối với những quốc gia và vùng lãnh thổ có liên quan. Nếu được chấp thuận, ngayđêm nay, chuyến bay này sẽ khởi hành.
Dự kiến, sáng 3/3, máy bay tới Tunisia. Ước tính, chuyên cơ này sẽ chở được khoảng300 đến 350 người lao động Việt Nam về nước.
Những chuyến bay tiếp theo xuất phát từ Việt Nam sẽ được tăng cường. Trưa mai, lạitiếp tục có một chuyến khác nữa khởi hành để trong thời gian ngắn nhất có thể giải cứuđược hết số người lao động Việt Nam bị kẹt lại nơi đây.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân, song song với việc Tổ chức di cưquốc tế đã có những động thái hỗ trợ người lao động Việt Nam trong khi chờ đượcgiải cứu thì những đoàn công tác của Việt Nam trực tiếp sang nước bạn đã mang2.000 chiếc bánh chưng, lương khô của quân đội kết hợp chở nước ngọt sang hỗ trợcho bà con.
"Không thể mang mỳ tôm, gạo sang vì không có nước sôi để nấu trong bối cảnhtình hình khu vực đang diễn biến phức tạp," Bộ trưởng phân tích.
"Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là vào ban đêm, khí hậu ở khu vực nàykhá khắc nghiệt. Trời rất lạnh nên người lao động Việt Nam đang thiếu chăn, quầnáo dày để giữ ấm thân thể. Chúng tôi sẽ có những biện pháp để khắc phục," bà Ngânnhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Bộ Lao động, Thương binh và xã hộitiếp tục có những hình thức nào để hỗ trợ người lao động Việt Nam ở Libya phảivề nước trước thời hạn, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết: Theo thống kêcủa Cục Quản lý lao động ngoài nước, khoảng 50% lao động Việt Nam sang Libya đãlàm việc hơn 1/2 thời hạn hợp đồng (3 năm) và đã có tiền tích cóp gửi về nhà. Phần cònlại làm việc dưới 1/2 thời hạn hợp đồng, trong đó phần nhiều chỉ mới làm việc từ1-6 tháng.
Trong khi đó, để được sang Libya làm việc, mỗi người lao động phải nộp khoảng 30-40triệu đồng. Đây là số lao động bị thiệt hại lớn nhất do thời gian làm việc quá ít,chưa tích lũy được bao nhiêu, không đủ để bù đắp chi phí, kể cả số tiền phải đi vaymượn để được đi xuất khẩu lao động.
Trước mắt, khi về Việt Nam, mỗi người lao động được hỗ trợ một triệu đồngcủa Quỹ Hỗ trợ lao động ngoài nước và 1 triệu đồng của doanh nghiệp nơi xuấtkhẩu lao động để có lộ phí trở về quê.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng đã hỗ trợ 3 tỷ đồng. Tổng công tyxây dựng công trình giao thông 5 (Cienco5) hỗ trợ 5 tỷ đồng. Bộ Lao động, Thương binhvà xã hội đã tiến hành lập quỹ và tiếp tục kêu gọi những cơ quan, đơn vị khác tham giađóng góp để có thêm nguồn lực, chung tay cùng Chính phủ và các cơ quan hữu quangiải quyết khó khăn cho người lao động trong thời gian tới./.