3 tổ chức phi chính phủ cùng được nhận Giải thưởng Tang năm 2020 trong lĩnh vực luật pháp

ĐÀI BẮC, ĐÀI LOAN – Media OutReach – Ngày 21 tháng 6 năm 2020 – Ba tổ chức phi chính phủ (NGO) cùng được vinh danh là người chiến thắng chung của Giải thưởng Tang năm 2020 trong lĩnh vực luật pháp “do những nỗ lực của họ trong việc tiếp tục thực thi luật pháp và […]

ĐÀI BẮC, ĐÀI LOAN – Media OutReach – Ngày 21 tháng 6 năm 2020 – Ba tổ chức phi chính phủ (NGO) cùng được vinh danh là người chiến thắng chung của Giải thưởng Tang năm 2020 trong lĩnh vực luật pháp “do những nỗ lực của họ trong việc tiếp tục thực thi luật pháp và các tổ chức của mình thông qua giáo dục và vận động. Việc sử dụng quy trình kiện tụng đổi mới mang tính chiến lược, được hỗ trợ bởi trình độ chuyên môn cao, các tổ chức này đã cho thấy sự kiên trì mẫu mực trong việc thúc đẩy công bằng cá nhân, xã hội và môi trường lớn hơn, trong các môi trường pháp lý, nơi nền tảng của pháp quyền còn đang bị thách thức một cách nghiêm trọng”.

Đây là lần đầu tiên kể từ khi thành lập vào năm 2012, Giải thưởng Tang được trao cho các tổ chức. Đó là một quyết định mà tầm quan trọng của nó không thể được đánh giá thấp.

Ba tổ chức đoạt Giải thưởng Tang năm 2020 trong lĩnh vực luật pháp là: Hiệp hội Luật sư môi trường Bangladesh (Bangladesh Environmental Lawyers Association – BELA) của Bangladesh; Dejusticia: Trung tâm Luật pháp, Công lý và Xã hội (Dejusticia) đến từ Colombia và Tổ chức Chương trình nghị sự pháp lý (Legal Agenda) của Lebanon.

Cả ba tổ chức này chia sẻ bốn đặc tính chính. Trước hết, cả ba đều ở trong những điều kiện mà nền tảng của nhà nước pháp quyền đang gặp phải những thách thức lớn; thứ hai, cả ba đều cam kết thúc đẩy, cải thiện và đẩy mạnh hơn nữa luật pháp và các thể chế của nó; Thứ ba, cả ba đều sử dụng các vụ kiện chiến lược dựa trên nghiên cứu học thuật vững chắc, tích cực yêu chính phủ có các hành động nhằm phục vụ mục đích bảo vệ pháp luật và cuối cùng, tất cả 3 NGO này đều nỗ lực hết sức để nâng cao sự hiểu biết của công chúng về luật pháp thông qua giáo dục và vận động, thúc đẩy ý tưởng rằng, mọi người đều có thể đóng góp vào việc thực thi luật pháp.

Được thành lập vào năm 1992, BELA hoạt động trong các điều kiện bất lợi, nơi chất lượng môi trường kém và tình trạng tham nhũng tràn lan trong bộ máy chính phủ. Trong khi công chúng phản ánh sự không tin tưởng vào các cơ quan pháp lý, thì BELA nỗ lực thúc đẩy luật pháp và công bằng môi trường thông qua các vụ kiện vì lợi ích chung, ủng hộ bộ máy lập pháp, nghiên cứu và xuất bản, cũng như xây dựng năng lực cho các chủ thể trong cả khu vực công và xã hội dân sự.

Cách tiếp cận sáng tạo của BELA đối với Hiến pháp Bangladesh đã cho phép họ liên kết các vụ ô nhiễm môi trường với các mối đe dọa đối với sức khỏe và điều kiện sinh hoạt của người dân. Bằng cách thuyết phục thành công các tòa án Bangladesh công nhận các lập trường pháp lý của mình thay mặt cho những người bị ảnh hưởng bởi tình trang suy thoái môi trường, BELA đã thiết lập con đường cho các vụ kiện vì lợi ích công ở Bangladesh. Sáng kiến của BELA có tác dụng sâu rộng trong việc đặt mục tiêu cho các nhà hoạt động xã hội khác ở Bangladesh cùng phấn đấu noi theo.

Kể từ vụ kiện tụng đầu tiên vào năm 1994, BELA đã tiến hành hơn 250 vụ kiện về lợi ích công cộng và ủng hộ cải cách lập pháp vì công lý môi trường. Các vấn đề được BELA đưa ra có phạm vi rộng như ô nhiễm sông, ô nhiễm công nghiệp, ô nhiễm do xe cộ, tình trạng xây dựng bất hợp pháp, phúc lợi lao động không được đảm bảo, khai thác tài nguyên bất hợp pháp, giảm sử dụng đồ nhựa, bảo vệ khu vực ngập mặn và ngăn ngừa ô nhiễm do hoạt động phá dỡ tàu biển.

Trong năm 2017, BELA đã đệ đơn kiến nghị với bằng chứng và lập luận rằng, hiện tượng ô nhiễm và tình trạng lấn chiếm trái phép kênh rạch là những nguyên nhân chính liên quan đến tình trạng ô nhiễm nước mặt ngày càng tăng ở thủ đô Dhaka. Do đó, Tòa án Tối cao Bangladesh đã ra lệnh cho chính phủ đệ trình một kế hoạch phục hồi và khôi phục 50 kênh đào của thành phố Dhaka. Hơn nữa, Tòa án đã ban hành một quy tắc quy định rằng, các cơ quan có thẩm quyền phải giải thích về tình trạng thụ động, không hành động của họ để bảo vệ các kênh đào. Vụ kiện này đã trở thành một trường hợp kinh điển trong lịch sử pháp lý Bangladesh.

Được thành lập vào năm 2005 và có trụ sở tại Colombia, Dejusticia là một tổ chức nghiên cứu và vận động thực thi luật pháp, với hầu hết các thành viên là những học giả và nhà thực hành pháp lý hàng đầu về quyền con người, hiến pháp và công lý trong giai đoạn chuyển tiếp. Mặc dù hoạt động trong một đất nước bị ám ảnh bởi một quá khứ đầy biến động và bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc xung đột, đấu tranh khác nhau diễn ra liên miên, Dejusticia tin chắc rằng, nghiên cứu mang tính học thuật có thể đóng góp đáng kể cho công bằng xã hội và dẫn đến những cải cách xã hội. Thông qua việc vận động, xuất bản và kiên trì trong kiện tụng, Dejusticia đã nỗ lực hết sức để bảo vệ quyền con người, đáng chú ý là nộp đơn kiện và thắng các vụ kiện mang tính bước ngoặt liên quan đến các vấn đề nhạy cảm, như chống phân biệt đối xử (chủng tộc và giới tính), quyền của người bản địa và người tị nạn, cũng như tình trạng suy thoái, xuống cấp của môi trường.

Dejusticia đã nổi tiếng trong việc ủng hộ một nhóm 25 nguyên đơn trẻ trong vụ kiện chống lại Chính phủ Colombia, trong đó tổ chức này lập luận rằng nạn phá rừng đang diễn ra ở khu vực Amazon đã vi phạm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của thanh niên. Trong năm 2018, Tòa án Tối cao Colombia đã công nhận Amazon là một chủ thể thực thể của các quyền và sau đó phán quyết rằng, chính phủ phải có nghĩa vụ bảo vệ, bảo tồn và khôi phục rừng ở Amazon.

Do đó, chính phủ nên có hành động khẩn cấp để ngăn chặn tình trạng suy thoái rừng do khai thác trái phép. Không làm như vậy là tương đương với việc xâm phạm quyền của Amazon và quyền có một môi trường lành mạnh của cả thế hệ hiện tại và tương lai ở Colombia. Thông qua các vụ kiện tụng, Dejusticia đưa ra bằng chứng về những tác động của nạn phá rừng ở Colombia đối với biến đổi khí hậu, cũng như mối liên hệ chặt chẽ với quyền lợi của mọi người đối với quyền sống và sức khỏe. Phán quyết chiến thắng cuối cùng đã tạo ra tiền lệ pháp lý ở châu Mỹ Latinh.

Kể từ khi thành lập vào năm 2009 đến nay, Tổ chức Legal Agenda ở Lebanon đã hoạt động trong bối cảnh dòng người tị nạn gia tăng, tình trạng tham nhũng tràn lan và sự mất lòng tin của công chúng đối với các cơ quan tư pháp. Tổ chức này đã củng cố thành công tính độc lập tư pháp và pháp quyền ở Lebanon thông qua cách tiếp cận đa ngành, được xây dựng dựa trên nghiên cứu và giám sát tư pháp; giúp thành lập một câu lạc bộ cho các thẩm phán để củng cố tính độc lập của họ khỏi sự can thiệp chính trị; chuẩn bị một dự thảo luật cho sự độc lập của tư pháp và xây dựng hỗ trợ cho dự thảo này; thúc đẩy các cuộc tranh luận xã hội và hỗ trợ cộng đồng cho sự độc lập tư pháp.

Tổ chức Legal Agenda dự định chuyển đổi ý kiến của công chúng từ việc hoài nghi hệ thống tư pháp sang sẵn sàng theo đuổi con đường hợp pháp để bảo vệ quyền của chính họ và của người khác. Để làm như vậy, Legal Agenda tập trung vào việc giúp người dân dễ tiếp cận hơn với quá trình nâng cao năng lực về kiến thức pháp lý, một quá trình có thể nâng cao nhận thức cộng đồng về việc sử dụng các biện pháp pháp lý để thay đổi xã hội Ả Rập và cải thiện mức sống của người dân.

Ngoài ra, Tổ chức Legal Agenda đã lên tiếng ủng hộ cho các nhóm bên lề xã hội, bị bỏ lại phía sau và đạt được các tiền lệ pháp lý lớn nhằm thúc đẩy sự bảo vệ pháp lý cho người lao động nhập cư, người tị nạn, cộng đồng những người đồng tính luyến ái (LGBT) và gia đình của các nạn nhân bị mất tích cưỡng bức. Để mở rộng kiến thức của công chúng về pháp quyền và tăng cường phòng vệ pháp lý của họ, Legal Agenda cũng đã phát triển các biện pháp bảo vệ theo hướng dẫn khi nói đến sự minh chứng của các nhóm dễ bị tổn thương. Cách tiếp cận tiên phong của Legal Agenda đã mở rộng ra ngoài Lebanon đến các quốc gia Ả Rập khác, đặc biệt là ở Tunisia, nơi Legal Agenda đã thành lập một văn phòng.

Được thành lập bởi doanh nhân Đài Loan, Tiến sỹ Samuel Yin, Giải thưởng Tang được trao 2 năm một lần trong 4 lĩnh vực là Phát triển bền vững, Khoa học dược phẩm sinh học, Trung Quốc học và Luật pháp. Mỗi người đoạt Giải thưởng Tang được nhận 40 triệu Đài tệ (khoảng 1,33 triệu USD) bằng tiền mặt, 10 triệu Đài tệ (khoảng 0,33 triệu USD) khoản tài trợ nghiên cứu, một huy chương được làm bằng vàng nguyên chất 99,99% được thiết kế bởi nhà thiết kế Nhật Bản Fukasawa Naoto. Giải thưởng nhằm mục đích thúc đẩy sự tương tác và hợp tác giữa văn hóa và công nghệ để tìm ra cho sự phát triển bền vững của thế giới trong thế kỷ 21. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang web chính thức của giải thưởng tại https://www.tang-prize.org/en/first.php.

Thông tin về Tang Prize (Giải thưởng Tang)

Tiến sĩ Samuel Yin, Chủ tịch Tập đoàn Ruentex, đã sáng lập Giải thưởng Tang vào tháng 12 năm 2012 như một phần mở rộng của giá trị tối cao mà gia đình ông đặt vào giáo dục. Với ý định nhớ lại thời kỳ hoàng kim của nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc, Giải thưởng Tang tìm kiếm nguồn năng lượng truyền cảm hứng cho những người làm việc ở tất cả các nơi trên thế giới. Để biết thêm thông tin về Giải thưởng Tang và những người từng đoạt giải, hãy truy cập www.tang-prize.org.




Tin cùng chuyên mục