So với hai trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất cả nước là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Đà Nẵng có quy mô nhỏ hơn nhiều và nếu xét về tầm vóc kinh tế, vai trò quan trọng thì thành phố này được xếp hạng ngang bằng với Hải Phòng.
Thế nhưng, Đà Nẵng, một đô thị trung tâm, đầu tàu kinh tế, thương mại và du lịch của miền Trung lại có những thế mạnh, nét riêng về vị trí địa lý, nhất là cảnh quan cũng như tiềm năng du lịch rất to lớn và đặc sắc mà ít đô thị nào có được.
Thế mạnh du lịch tiềm ẩn
Đặt chân đến Đà Nẵng, du khách như ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp ai cũng thấy của cây cầu treo Thuận Phước vừa khánh thành, duyên dáng và đẹp như mơ, đưa chân người từ nội thành vượt cửa biển sang thẳng bán đảo Sơn Trà, để đánh thức tiềm năng của khu sinh quyển quý giá. Bước vào năm mới 2010, người và đất nơi đây lại khẩn trương chung sức, vươn mình lớn dậy để dựng xây cuộc sống. Có một không gian và không khí tươi mới đang xuất lộ nơi cửa biển này…
Thật là hữu tình và chợt thấu hiểu hết sự quý giá của những gì thiên nhiên, tạo hóa ban tặng cho vùng cửa biển có màu nước xanh thẳm, bên những vách đá hướng nhô ra biển này. Gió miên man lồng lộng, không gian khoáng đạt, mở ra đầy ắp với mây, trời, biển và núi để ta mở lòng mình như có thể trẻ lại mà đón chờ cuộc khám phá với nhiều bất ngờ còn ở phía trước. Cũng từ đây ta bắt đầu thấy mờ mờ, xa xa hình ảnh dòng sông Hàn đổ thẳng ra biển Đông, cũng là biểu tượng rất đặc trưng, là linh hồn của đô thị này.
Cả một khung cảnh và không khí thanh bình, với đầy ắp ước mơ của người dân về một ngày thịnh vượng không xa khi Đà Nẵng vươn mình trở thành trung tâm thương mại, giao thông và du lịch quốc tế hiện đại, có sức lan tỏa và chi phối đối với cả vùng Trung bộ, giao kết văn hóa và đón luồng hàng hóa, du khách quốc tế từ các nước tiểu vùng sông Mê Kông xuyên qua khu vực đông bắc Thái Lan, nam Lào trong chuỗi hoạt động kinh tế đối ngoại thuộc khuôn khổ hành lang Đông-Tây.
Mỗi tối, Đà Nẵng nhộn nhịp những sinh hoạt đời thường, vui chơi, mua sắm sau một ngày cần lao, người ta thấy con đường dọc bờ sông, những phố hướng ra sông Hàn thật tấp nập, rực rõ, sáng lấp lánh ánh đèn và tâm điểm lại là cây cầu vắt ngang sông.
Đêm xuống, đoạn giữa cầu được điều khiển tách đôi, thu gọn vào hai phía để nhường dòng chảy cho những tàu bè khẩn trương qua lại. Dòng người, dòng đời tuôn chảy tựa như liên tục, như sức sống đang lên của miền Trung hiên ngang, bền chí đang khát khao phát triển, nỗ lực phát huy nội lực, chủ động hội nhập quốc tế.
Hiếm có nơi nào biển đẹp, dài và “điệu” như ở đây!!! Dọc con đường Nguyễn Tất Thành, bờ biển được kè kiên cố, uốn cong như vành nón bó mình, nương theo vịnh Đà Nẵng.
Cùng một Hệ thống đường giao thông không ngừng được mở rộng và xây mới đang từng ngày làm thay đổi diện mạo của một đô thị thuộc loại sầm uất nhất ở miền Trung này. Có thể nói, Đà Nẵng là một nơi thú vị để sống, làm việc, đầu tư và đi du lịch ở Việt Nam.
Nền kinh tế năng động
Đà Nẵng được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ của miền Trung và cả nước với mức tăng trưởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển, đô thị được chỉnh trang…
Tốc độ tăng GDP bình quân trong giai đoạn 2006-2010 của Đà Nẵng từ 11-12%, GDP bình quân đầu người đạt 2.000 USD. Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực: Ngành công nghiệp-xây dựng chiếm tỉ trọng 47,59%; ngành dịch vụ 49,4%; ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 3,01%.
Hiện nay, Đà Nẵng có hơn 10.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 tăng 10,1% so với năm 2008. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là thủy sản, săm lốp cao su, dệt may, giày, cơ khí, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ... Công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, hiện đang được thành phố tập trung phát triển trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực có hiệu quả kinh tế cao và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của thành phố.
Với phương châm chủ động mở rộng thị trường theo hướng đa phương hoá quan hệ kinh tế, tích cực thâm nhập các thị trường truyền thống và phát triển thị trường mới, đến nay các sản phẩm của Đà Nẵng đã có mặt ở hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngoài ra, quan hệ thương mại giữa Đà Nẵng với các nước nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây như Lào, Thái Lan... hiện cũng đang được chú trọng phát triển.
Có một điều thú vị là Đà Nẵng được cả nước biết đến như một đô thị xanh-sạch-đẹp tiêu biểu. Ấy chính là kết quả của tư duy và ý chí con người. Những mục tiêu và tiêu chí thân thiện với môi trường đã được hình thành và duy trì từ lâu, đã kịp ngấm sâu vào nếp sống thường nhật của cả chính quyền, người dân bản địa.
Ngưòi ta nói sạch và quy củ như Đà Nẵng quả không sai, lại càng có nhiều người mong thành phố mình được đẹp và nền nếp, trật tự như Đà Nẵng là điều dễ hiểu.
Chính quyền địa phương rất kiên quyết và tỉnh táo trong việc lựa chọn hướng phát triển, làm tốt công tác quy hoạch và kiến trúc tổng thể, gồm cảnh quan, giao thông, kiến trúc đô thị. Đó là ý tưởng và cách điều hành, quản lý rất nhất quán, có tác dụng cuốn theo cả hệ thống chính trị và sự tự giác tham gia của cộng đồng.
Cũng bởi quản lý và bố cục đô thị hợp lý, thái độ cầu thị và định hướng phát triển kinh tế bền vững, nhất là cải cách hành chính mà Thành phố này luôn được giới đầu tư "để mắt" quan tâm.
Liên tục nhiều năm gần đây, Đà Nẵng được xếp trong tốp đầu của bảng đánh giá sức cạnh tranh cấp tỉnh, thành phố. Những tổ hợp công trình bề thế, có chiều cao từ 20-40 tầng đang hình thành dọc đôi bờ sông Hàn minh chứng cho sư bùng nổ đầu tư trong tương lai gần.
35 năm sau ngày đất nước giải phóng, Đà Nẵng - khúc ruột miền Trung đang chuyển mình. Tiếng còi hú ngân dài từ con tàu nào sắp rời bến làm xốn xang những du khách sắp phải chia xa, hẳn vẫn còn nhiều quyến luyến hẹn ngày tái ngộ. Và khi bình minh thức dậy trên mảnh đất này sẽ lại rạng ngời một thành phố dọc ven biển. Thành phố đón xuân thời đại tràn về …/.
Thế nhưng, Đà Nẵng, một đô thị trung tâm, đầu tàu kinh tế, thương mại và du lịch của miền Trung lại có những thế mạnh, nét riêng về vị trí địa lý, nhất là cảnh quan cũng như tiềm năng du lịch rất to lớn và đặc sắc mà ít đô thị nào có được.
Thế mạnh du lịch tiềm ẩn
Đặt chân đến Đà Nẵng, du khách như ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp ai cũng thấy của cây cầu treo Thuận Phước vừa khánh thành, duyên dáng và đẹp như mơ, đưa chân người từ nội thành vượt cửa biển sang thẳng bán đảo Sơn Trà, để đánh thức tiềm năng của khu sinh quyển quý giá. Bước vào năm mới 2010, người và đất nơi đây lại khẩn trương chung sức, vươn mình lớn dậy để dựng xây cuộc sống. Có một không gian và không khí tươi mới đang xuất lộ nơi cửa biển này…
Thật là hữu tình và chợt thấu hiểu hết sự quý giá của những gì thiên nhiên, tạo hóa ban tặng cho vùng cửa biển có màu nước xanh thẳm, bên những vách đá hướng nhô ra biển này. Gió miên man lồng lộng, không gian khoáng đạt, mở ra đầy ắp với mây, trời, biển và núi để ta mở lòng mình như có thể trẻ lại mà đón chờ cuộc khám phá với nhiều bất ngờ còn ở phía trước. Cũng từ đây ta bắt đầu thấy mờ mờ, xa xa hình ảnh dòng sông Hàn đổ thẳng ra biển Đông, cũng là biểu tượng rất đặc trưng, là linh hồn của đô thị này.
Cả một khung cảnh và không khí thanh bình, với đầy ắp ước mơ của người dân về một ngày thịnh vượng không xa khi Đà Nẵng vươn mình trở thành trung tâm thương mại, giao thông và du lịch quốc tế hiện đại, có sức lan tỏa và chi phối đối với cả vùng Trung bộ, giao kết văn hóa và đón luồng hàng hóa, du khách quốc tế từ các nước tiểu vùng sông Mê Kông xuyên qua khu vực đông bắc Thái Lan, nam Lào trong chuỗi hoạt động kinh tế đối ngoại thuộc khuôn khổ hành lang Đông-Tây.
Mỗi tối, Đà Nẵng nhộn nhịp những sinh hoạt đời thường, vui chơi, mua sắm sau một ngày cần lao, người ta thấy con đường dọc bờ sông, những phố hướng ra sông Hàn thật tấp nập, rực rõ, sáng lấp lánh ánh đèn và tâm điểm lại là cây cầu vắt ngang sông.
Đêm xuống, đoạn giữa cầu được điều khiển tách đôi, thu gọn vào hai phía để nhường dòng chảy cho những tàu bè khẩn trương qua lại. Dòng người, dòng đời tuôn chảy tựa như liên tục, như sức sống đang lên của miền Trung hiên ngang, bền chí đang khát khao phát triển, nỗ lực phát huy nội lực, chủ động hội nhập quốc tế.
Hiếm có nơi nào biển đẹp, dài và “điệu” như ở đây!!! Dọc con đường Nguyễn Tất Thành, bờ biển được kè kiên cố, uốn cong như vành nón bó mình, nương theo vịnh Đà Nẵng.
Cùng một Hệ thống đường giao thông không ngừng được mở rộng và xây mới đang từng ngày làm thay đổi diện mạo của một đô thị thuộc loại sầm uất nhất ở miền Trung này. Có thể nói, Đà Nẵng là một nơi thú vị để sống, làm việc, đầu tư và đi du lịch ở Việt Nam.
Nền kinh tế năng động
Đà Nẵng được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ của miền Trung và cả nước với mức tăng trưởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển, đô thị được chỉnh trang…
Tốc độ tăng GDP bình quân trong giai đoạn 2006-2010 của Đà Nẵng từ 11-12%, GDP bình quân đầu người đạt 2.000 USD. Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực: Ngành công nghiệp-xây dựng chiếm tỉ trọng 47,59%; ngành dịch vụ 49,4%; ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 3,01%.
Hiện nay, Đà Nẵng có hơn 10.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 tăng 10,1% so với năm 2008. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là thủy sản, săm lốp cao su, dệt may, giày, cơ khí, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ... Công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, hiện đang được thành phố tập trung phát triển trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực có hiệu quả kinh tế cao và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của thành phố.
Với phương châm chủ động mở rộng thị trường theo hướng đa phương hoá quan hệ kinh tế, tích cực thâm nhập các thị trường truyền thống và phát triển thị trường mới, đến nay các sản phẩm của Đà Nẵng đã có mặt ở hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngoài ra, quan hệ thương mại giữa Đà Nẵng với các nước nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây như Lào, Thái Lan... hiện cũng đang được chú trọng phát triển.
Có một điều thú vị là Đà Nẵng được cả nước biết đến như một đô thị xanh-sạch-đẹp tiêu biểu. Ấy chính là kết quả của tư duy và ý chí con người. Những mục tiêu và tiêu chí thân thiện với môi trường đã được hình thành và duy trì từ lâu, đã kịp ngấm sâu vào nếp sống thường nhật của cả chính quyền, người dân bản địa.
Ngưòi ta nói sạch và quy củ như Đà Nẵng quả không sai, lại càng có nhiều người mong thành phố mình được đẹp và nền nếp, trật tự như Đà Nẵng là điều dễ hiểu.
Chính quyền địa phương rất kiên quyết và tỉnh táo trong việc lựa chọn hướng phát triển, làm tốt công tác quy hoạch và kiến trúc tổng thể, gồm cảnh quan, giao thông, kiến trúc đô thị. Đó là ý tưởng và cách điều hành, quản lý rất nhất quán, có tác dụng cuốn theo cả hệ thống chính trị và sự tự giác tham gia của cộng đồng.
Cũng bởi quản lý và bố cục đô thị hợp lý, thái độ cầu thị và định hướng phát triển kinh tế bền vững, nhất là cải cách hành chính mà Thành phố này luôn được giới đầu tư "để mắt" quan tâm.
Liên tục nhiều năm gần đây, Đà Nẵng được xếp trong tốp đầu của bảng đánh giá sức cạnh tranh cấp tỉnh, thành phố. Những tổ hợp công trình bề thế, có chiều cao từ 20-40 tầng đang hình thành dọc đôi bờ sông Hàn minh chứng cho sư bùng nổ đầu tư trong tương lai gần.
35 năm sau ngày đất nước giải phóng, Đà Nẵng - khúc ruột miền Trung đang chuyển mình. Tiếng còi hú ngân dài từ con tàu nào sắp rời bến làm xốn xang những du khách sắp phải chia xa, hẳn vẫn còn nhiều quyến luyến hẹn ngày tái ngộ. Và khi bình minh thức dậy trên mảnh đất này sẽ lại rạng ngời một thành phố dọc ven biển. Thành phố đón xuân thời đại tràn về …/.
Đức Duy (Vietnam+)