Ngày 26/11, tại Thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị tổng kết Phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” giai đoạn 2008-2012 và triển khai chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia Phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Các vị Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động thương binh và xã hội; Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam; bà Deborah Chatsis- Đại sứ Canada- Đồng chủ tọa nhóm các Đại sứ và Trưởng đại diện tổ chức quốc tế hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam cùng đại diện các tỉnh, thành trong cả nước.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh để thực hiện tốt mục tiêu của chiến lược quốc gia về phòng chống HIV/AIDS, trong thời gian tới các địa phương cần thực hiện bốn nhiệm vụ cấp bách. Theo đó, 100% các địa phương tiến hành tổ chức tổng kết chương trình này; tổ chức học tập và nhân rộng các mô hình hiệu quả; Ban chỉ đạo địa phương phải có trách nhiệm báo cáo thường xuyên việc triển khai thực hiện phong trào đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền; các địa phương thực hiện tốt cam kết “Ba không” của Liên hợp quốc.
Các địa phương cần có dự toán ngân sách, bố trí nguồn lực để chủ động đối phó với đại dịch. Xây dựng các chương trình hoạt động cụ thể, thiết thực của địa phương, phù hợp với chương trình chiến lược quốc gia, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, phấn đấu đến năm 2015 Việt Nam có 80.000 người nghiện được điều trị bằng methadone.
Hội nghị đã tập trung vào ba vấn đề lớn là nghe báo cáo tổng kết phong trào toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư giai đoạn 2008-2012; triển khai chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 và triển khai Nghị định của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã đưa ra mục tiêu chung là khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế-xã hội.
Các mục tiêu cụ thể đến năm 2020 như tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 15-49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS đạt 80%; tăng tỷ lệ người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV đạt 80%; giảm 50% số trường hợp nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 so với năm 2010; giảm 50% số trường hợp nhiễm HIV do lây truyền HIV qua đường tình dục vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 so với năm 2010; giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5% vào năm 2015 và dưới 2% vào năm 2020; tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng virus HIV đạt 80% trên tổng số người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị vào năm 2020.
Về tầm nhìn đến 2030, hướng tới ứng dụng các kỹ thuật mới có tính đặc hiệu cao về dự phòng, điều trị HIV/AIDS; hướng tới can thiệp chủ động, toàn diện, tiếp cận phổ cập, nâng cao chất lượng và đảm bảo tính bền vững của công tác phòng chống đại dịch này; hướng tới tầm nhìn “ba không” của Liên hợp quốc: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV/AIDS.
Chiến lược cũng đã đề ra các nhóm giải pháp đồng bộ về chính trị xã hội; về pháp luật, chế độ chính sách; về dự phòng lây nhiễm HIV; về điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV; về giám sát, đánh giá tình hình dịch bệnh; về nguồn tài chính, nhân lực; về cung ứng thuốc, thiết bị và về hợp tác quốc tế.
Sau 5 năm triển khai, phong trào “Toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” do Bộ Y tế, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch cùng Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam phối hợp thực hiện đã thu được nhiều kết quả quan trọng, tạo ra sức lan tỏa lớn trong xã hội, nâng cao nhận thức và khuyến khích người dân tham gia một cách tích cực vào các hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại địa bàn dân cư.
Cả nước hiện có 60/63 tỉnh, thành đã triển khai phong trào này. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh ở Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp, tính đến cuối tháng 6/2012 cả nước có hơn 200.000 người nhiễm HIV đang sống, trong đó có hơn 58.500 người ở giai đoạn AIDS.
Năm 2011 là năm thứ tư liên tiếp có số người nhiễm mới HIV, số bệnh nhân AIDS và số người tử vong do AIDS giảm so với những năm trước, tuy nhiên tốc độ giảm đã chững lại. Mỗi tháng, Việt Nam vẫn phát hiện trên 1.000 ca nhiễm mới.
Đáng lo ngại là dịch HIV vẫn tiếp tục lan rộng về địa dư và trong các nhóm người được coi là có hành vi nguy cơ thấp.
Đường lây truyền HIV tại Việt Nam cũng đang có sự thay đổi, trong đó lây truyền qua đường tình dục ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Miền Bắc và miền Nam là những khu vực có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao nhất cả nước.
Kế thúc hội nghị, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Bộ Y tế và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ký chương trình phối hợp đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” giai đoạn 2012-2020./.
Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia Phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Các vị Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động thương binh và xã hội; Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam; bà Deborah Chatsis- Đại sứ Canada- Đồng chủ tọa nhóm các Đại sứ và Trưởng đại diện tổ chức quốc tế hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam cùng đại diện các tỉnh, thành trong cả nước.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh để thực hiện tốt mục tiêu của chiến lược quốc gia về phòng chống HIV/AIDS, trong thời gian tới các địa phương cần thực hiện bốn nhiệm vụ cấp bách. Theo đó, 100% các địa phương tiến hành tổ chức tổng kết chương trình này; tổ chức học tập và nhân rộng các mô hình hiệu quả; Ban chỉ đạo địa phương phải có trách nhiệm báo cáo thường xuyên việc triển khai thực hiện phong trào đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền; các địa phương thực hiện tốt cam kết “Ba không” của Liên hợp quốc.
Các địa phương cần có dự toán ngân sách, bố trí nguồn lực để chủ động đối phó với đại dịch. Xây dựng các chương trình hoạt động cụ thể, thiết thực của địa phương, phù hợp với chương trình chiến lược quốc gia, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, phấn đấu đến năm 2015 Việt Nam có 80.000 người nghiện được điều trị bằng methadone.
Hội nghị đã tập trung vào ba vấn đề lớn là nghe báo cáo tổng kết phong trào toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư giai đoạn 2008-2012; triển khai chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 và triển khai Nghị định của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã đưa ra mục tiêu chung là khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế-xã hội.
Các mục tiêu cụ thể đến năm 2020 như tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 15-49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS đạt 80%; tăng tỷ lệ người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV đạt 80%; giảm 50% số trường hợp nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 so với năm 2010; giảm 50% số trường hợp nhiễm HIV do lây truyền HIV qua đường tình dục vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 so với năm 2010; giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5% vào năm 2015 và dưới 2% vào năm 2020; tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng virus HIV đạt 80% trên tổng số người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị vào năm 2020.
Về tầm nhìn đến 2030, hướng tới ứng dụng các kỹ thuật mới có tính đặc hiệu cao về dự phòng, điều trị HIV/AIDS; hướng tới can thiệp chủ động, toàn diện, tiếp cận phổ cập, nâng cao chất lượng và đảm bảo tính bền vững của công tác phòng chống đại dịch này; hướng tới tầm nhìn “ba không” của Liên hợp quốc: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV/AIDS.
Chiến lược cũng đã đề ra các nhóm giải pháp đồng bộ về chính trị xã hội; về pháp luật, chế độ chính sách; về dự phòng lây nhiễm HIV; về điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV; về giám sát, đánh giá tình hình dịch bệnh; về nguồn tài chính, nhân lực; về cung ứng thuốc, thiết bị và về hợp tác quốc tế.
Sau 5 năm triển khai, phong trào “Toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” do Bộ Y tế, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch cùng Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam phối hợp thực hiện đã thu được nhiều kết quả quan trọng, tạo ra sức lan tỏa lớn trong xã hội, nâng cao nhận thức và khuyến khích người dân tham gia một cách tích cực vào các hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại địa bàn dân cư.
Cả nước hiện có 60/63 tỉnh, thành đã triển khai phong trào này. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh ở Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp, tính đến cuối tháng 6/2012 cả nước có hơn 200.000 người nhiễm HIV đang sống, trong đó có hơn 58.500 người ở giai đoạn AIDS.
Năm 2011 là năm thứ tư liên tiếp có số người nhiễm mới HIV, số bệnh nhân AIDS và số người tử vong do AIDS giảm so với những năm trước, tuy nhiên tốc độ giảm đã chững lại. Mỗi tháng, Việt Nam vẫn phát hiện trên 1.000 ca nhiễm mới.
Đáng lo ngại là dịch HIV vẫn tiếp tục lan rộng về địa dư và trong các nhóm người được coi là có hành vi nguy cơ thấp.
Đường lây truyền HIV tại Việt Nam cũng đang có sự thay đổi, trong đó lây truyền qua đường tình dục ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Miền Bắc và miền Nam là những khu vực có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao nhất cả nước.
Kế thúc hội nghị, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Bộ Y tế và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ký chương trình phối hợp đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” giai đoạn 2012-2020./.
Đỗ Trưởng (TTXVN)