Nhân dịp Tết cổ truyền Nhâm Thìn 2012, chiều 7/1, gần 600 kiều bào từ các nước về quê hương đón Tết đã tham dự chương trình gặp gỡ kiều bào mừng Xuân với chủ đề “Kiều bào - Cầu nối thương hiệu Việt.”
Chương trình do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài của thành phố phối hợp tổ chức.
Chương trình là dịp để bà con kiều bào gặp gỡ, giao lưu và vui đón xuân mới trên quê hương với các tiết mục biểu diễn văn nghệ dân tộc, múa lân, biểu diễn thời trang, hái lộc xuân và thưởng thức ẩm thực Việt.
Đây còn là dịp các doanh nghiệp Việt kiều quảng bá sản phẩm, gặp gỡ đối tác, trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, với mục đích đưa sản phẩm và thương hiệu Việt đến với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng và thị trường các nước trên thế giới nói chung.
Đóng vai trò là cầu nối tự nhiên giữa Việt Nam với các nước do được tiếp cận với văn hóa của nhiều nước, kiều bào, đặc biệt là các doanh nghiệp, đã và đang có nhiều đóng góp trong việc đưa hàng Việt vào thị trường Mỹ, Pháp, EU và nhiều nước khác.
Trong đó, các ngành kỹ thuật, giao thông, xây dựng, du lịch, văn hóa, lĩnh vực hàng may mặc - thời trang, hàng tiêu dùng, thực phẩm chế biến, thủy sản, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ… được nhiều doanh nghiệp Việt kiều quan tâm phát triển thương hiệu Việt.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến vào thị trường Mỹ và Hong Kong, nhà doanh nghiệp Quách Hưng Tòng, kiều bào tại Mỹ cho rằng thực phẩm Việt có tiềm năng rất lớn để xuất sang các thị trường trọng điểm như Mỹ, Canada... không chỉ vì có đông người Việt tại những nơi này mà còn một lượng lớn cộng đồng sắc dân gốc Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines... cũng sử dụng được hàng Việt; đồng thời sản phẩm nhiệt đới từ Việt Nam cũng được nhiều người gốc Âu ưa chuộng.
Để có được những kết quả trong đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như việc đưa hàng Việt vào thị trường các nước, ngoài nỗ lực của từng doanh nghiệp kiều bào còn có sự hỗ trợ, hợp tác của các cơ quan trong nước và thương vụ Việt Nam ở nước ngoài.
Ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch Hội doanh nghiệp người Việt tại Pháp, cho rằng sự hỗ trợ từ các bộ ngành trong nước và các thương vụ Việt Nam trong hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ triển lãm đưa sản phẩm thẳng đến khách hàng, có ý nghĩa rất lớn đối với xuất khẩu hàng Việt và phát triển thương hiệu Việt sang các nước.
Theo Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp kiều bào nói riêng và kiều bào nói chung đang đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Nhà nước cần quan tâm đơn giản hóa thủ tục đầu tư, thủ tục lưu trú cho kiều bào, cần tạo điều kiện cho kiều bào ổn định cuộc sống tại Việt Nam; tiếp tục có thêm nhiều chính sách ưu đãi và tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn nữa; đẩy nhanh cải tiến thủ tục hải quan, minh bạch, công khai nhằm giảm chi phí nhập khẩu cho doanh nghiệp.../.
Chương trình do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài của thành phố phối hợp tổ chức.
Chương trình là dịp để bà con kiều bào gặp gỡ, giao lưu và vui đón xuân mới trên quê hương với các tiết mục biểu diễn văn nghệ dân tộc, múa lân, biểu diễn thời trang, hái lộc xuân và thưởng thức ẩm thực Việt.
Đây còn là dịp các doanh nghiệp Việt kiều quảng bá sản phẩm, gặp gỡ đối tác, trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, với mục đích đưa sản phẩm và thương hiệu Việt đến với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng và thị trường các nước trên thế giới nói chung.
Đóng vai trò là cầu nối tự nhiên giữa Việt Nam với các nước do được tiếp cận với văn hóa của nhiều nước, kiều bào, đặc biệt là các doanh nghiệp, đã và đang có nhiều đóng góp trong việc đưa hàng Việt vào thị trường Mỹ, Pháp, EU và nhiều nước khác.
Trong đó, các ngành kỹ thuật, giao thông, xây dựng, du lịch, văn hóa, lĩnh vực hàng may mặc - thời trang, hàng tiêu dùng, thực phẩm chế biến, thủy sản, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ… được nhiều doanh nghiệp Việt kiều quan tâm phát triển thương hiệu Việt.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến vào thị trường Mỹ và Hong Kong, nhà doanh nghiệp Quách Hưng Tòng, kiều bào tại Mỹ cho rằng thực phẩm Việt có tiềm năng rất lớn để xuất sang các thị trường trọng điểm như Mỹ, Canada... không chỉ vì có đông người Việt tại những nơi này mà còn một lượng lớn cộng đồng sắc dân gốc Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines... cũng sử dụng được hàng Việt; đồng thời sản phẩm nhiệt đới từ Việt Nam cũng được nhiều người gốc Âu ưa chuộng.
Để có được những kết quả trong đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như việc đưa hàng Việt vào thị trường các nước, ngoài nỗ lực của từng doanh nghiệp kiều bào còn có sự hỗ trợ, hợp tác của các cơ quan trong nước và thương vụ Việt Nam ở nước ngoài.
Ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch Hội doanh nghiệp người Việt tại Pháp, cho rằng sự hỗ trợ từ các bộ ngành trong nước và các thương vụ Việt Nam trong hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ triển lãm đưa sản phẩm thẳng đến khách hàng, có ý nghĩa rất lớn đối với xuất khẩu hàng Việt và phát triển thương hiệu Việt sang các nước.
Theo Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp kiều bào nói riêng và kiều bào nói chung đang đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Nhà nước cần quan tâm đơn giản hóa thủ tục đầu tư, thủ tục lưu trú cho kiều bào, cần tạo điều kiện cho kiều bào ổn định cuộc sống tại Việt Nam; tiếp tục có thêm nhiều chính sách ưu đãi và tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn nữa; đẩy nhanh cải tiến thủ tục hải quan, minh bạch, công khai nhằm giảm chi phí nhập khẩu cho doanh nghiệp.../.
Hoàng Liên Sơn (TTXVN/Vietnam+)