Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án "Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải" với mục tiêu kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế gia tăng ô nhiễm, thực hiện hoàn nguyên môi trường trong hoạt động giao thông vận tải; hướng tới xây dựng hệ thống giao thông vận tải bền vững, thân thiện môi trường.
Theo đề án, từ nay đến 2015 sẽ có 18 nhiệm vụ, đề án, dự án được ưu tiên triển khai thực hiện với tổng kinh phí Nhà nước cấp dự kiến là 700 tỷ đồng.
Mục tiêu từ nay đến năm 2015, các doanh nghiệp công nghiệp thuộc ngành giao thông vận tải có hệ thống quản lý môi trường và thực hiện các biện pháp quản lý, xử lý chất thải phù hợp với từng loại hình hoạt động; ít nhất 25% số toa xe khách đường sắt đóng mới, 80% bến xe khách loại 1 được trang bị công cụ, thiết bị và tổ chức thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt... Hoàn thiện bản đồ tiếng ồn đối với 50% cảng hàng không, sân bay; đề xuất phương án giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động vận tải hàng không.
Tầm nhìn đến 2030, phát triển hệ thống giao thông vận tải thân thiện với môi trường, cơ bản kiểm soát được các thành phần gây ô nhiễm môi trường trên tất cả các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không.
Để đạt các mục tiêu trên, sẽ tổ chức quản lý, kiểm tra khí thải phương tiện cơ giới đường bộ theo các tiêu chuẩn đã ban hành; quản lý và giảm thiểu chất thải lỏng gây ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải; đặc biệt quan tâm đến việc quản lý nước dằn tàu của các phương tiện vận tải biển; nước thải sinh hoạt do hoạt động giao thông vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, nước thải từ hoạt động y tế giao thông vận tải.
Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, đào tạo nâng cao năng lực quản lý về môi trường trong giao thông vận tải, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong giao thông vận tải nhằm kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường./.
Theo đề án, từ nay đến 2015 sẽ có 18 nhiệm vụ, đề án, dự án được ưu tiên triển khai thực hiện với tổng kinh phí Nhà nước cấp dự kiến là 700 tỷ đồng.
Mục tiêu từ nay đến năm 2015, các doanh nghiệp công nghiệp thuộc ngành giao thông vận tải có hệ thống quản lý môi trường và thực hiện các biện pháp quản lý, xử lý chất thải phù hợp với từng loại hình hoạt động; ít nhất 25% số toa xe khách đường sắt đóng mới, 80% bến xe khách loại 1 được trang bị công cụ, thiết bị và tổ chức thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt... Hoàn thiện bản đồ tiếng ồn đối với 50% cảng hàng không, sân bay; đề xuất phương án giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động vận tải hàng không.
Tầm nhìn đến 2030, phát triển hệ thống giao thông vận tải thân thiện với môi trường, cơ bản kiểm soát được các thành phần gây ô nhiễm môi trường trên tất cả các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không.
Để đạt các mục tiêu trên, sẽ tổ chức quản lý, kiểm tra khí thải phương tiện cơ giới đường bộ theo các tiêu chuẩn đã ban hành; quản lý và giảm thiểu chất thải lỏng gây ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải; đặc biệt quan tâm đến việc quản lý nước dằn tàu của các phương tiện vận tải biển; nước thải sinh hoạt do hoạt động giao thông vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, nước thải từ hoạt động y tế giao thông vận tải.
Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, đào tạo nâng cao năng lực quản lý về môi trường trong giao thông vận tải, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong giao thông vận tải nhằm kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường./.
(TTXVN/Vietnam+)