Ngày 25/11, tại chùa Hoa Yên thuộc khu di tích Lịch sử và Danh thắng Yên Tử, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, Giáo Hội phật giáo Việt Nam và Ban trị sự phật giáo tỉnh Quảng Ninh tổ chức Đại lễ tưởng niệm 703 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1308-2011).
Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan và Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng gửi lẵng hoa kính lễ.
Trong lịch sử của đất nước, Đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông là một anh hùng của dân tộc, là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Lên ngôi năm 1278, Trần Nhân Tông là vị vua thứ ba của nhà Trần, ở ngôi 15 năm và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Trong thời gian ở ngôi vua, ông đã tham gia lãnh đạo quân dân hai lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông.
Đối với đạo pháp, vua Trần Nhân Tông là vị vua duy nhất từ bỏ ngôi để đi tu và đắc đạo thống nhất được phật giáo Việt Nam và là người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - Thiền phái Phật giáo độc lập duy nhất của Việt Nam. Tín đồ phật tử tôn vinh ngài là Đức Phật Việt Nam.
Tưởng nhớ công lao và sự nghiệp vĩ đại của Phật hoàng Trần Nhân Tông, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã quyết định chọn ngày 1/11 Âm lịch hàng năm làm ngày giỗ và là một trong những sự kiện quan trọng trong hoạt động của giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Cùng ngày, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức trọng thể lễ tưởng niệm 703 năm ngày Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn tại Thiền viện Hương Vân thuộc Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, thành phố Huế.
Hòa thượng Thích Đức Phương, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên-Huế và đông đảo các vị Hòa thượng, Thượng tọa, cùng Chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử trên địa bàn thành phố Huế và các vùng lân cận đã đến dự.
Hòa thượng Thích Giác Quang tuyên đọc diễn văn tưởng niệm 703 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Sau đó là lễ cúng dường, dâng hương thành kính tưởng niệm Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Đền thờ Trần Nhân Tông được xây dựng tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, thành phố Huế. Trong Đền có tượng vua Trần Nhân Tông (cao 3m, rộng 1,6m) được kết hợp từ phiên bản tượng tại đền thờ các vua Trần ở Nam Định và tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông cao 2m, lấy phiên bản từ chùa Trúc Lâm Yên Tử, đúc bằng đồng đỏ nguyên chất./.
Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan và Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng gửi lẵng hoa kính lễ.
Trong lịch sử của đất nước, Đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông là một anh hùng của dân tộc, là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Lên ngôi năm 1278, Trần Nhân Tông là vị vua thứ ba của nhà Trần, ở ngôi 15 năm và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Trong thời gian ở ngôi vua, ông đã tham gia lãnh đạo quân dân hai lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông.
Đối với đạo pháp, vua Trần Nhân Tông là vị vua duy nhất từ bỏ ngôi để đi tu và đắc đạo thống nhất được phật giáo Việt Nam và là người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - Thiền phái Phật giáo độc lập duy nhất của Việt Nam. Tín đồ phật tử tôn vinh ngài là Đức Phật Việt Nam.
Tưởng nhớ công lao và sự nghiệp vĩ đại của Phật hoàng Trần Nhân Tông, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã quyết định chọn ngày 1/11 Âm lịch hàng năm làm ngày giỗ và là một trong những sự kiện quan trọng trong hoạt động của giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Cùng ngày, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức trọng thể lễ tưởng niệm 703 năm ngày Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn tại Thiền viện Hương Vân thuộc Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, thành phố Huế.
Hòa thượng Thích Đức Phương, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên-Huế và đông đảo các vị Hòa thượng, Thượng tọa, cùng Chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử trên địa bàn thành phố Huế và các vùng lân cận đã đến dự.
Hòa thượng Thích Giác Quang tuyên đọc diễn văn tưởng niệm 703 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Sau đó là lễ cúng dường, dâng hương thành kính tưởng niệm Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Đền thờ Trần Nhân Tông được xây dựng tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, thành phố Huế. Trong Đền có tượng vua Trần Nhân Tông (cao 3m, rộng 1,6m) được kết hợp từ phiên bản tượng tại đền thờ các vua Trần ở Nam Định và tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông cao 2m, lấy phiên bản từ chùa Trúc Lâm Yên Tử, đúc bằng đồng đỏ nguyên chất./.
Văn Đức-Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)