8+ phút Điểm nóng: Vì sao Trung Á vẫn nhiều mầm mống chủ nghĩa khủng bố?

Theo nhiều nhà phân tích, sau khi Liên bang Xô viết tan rã, làn sóng khủng bố đã xuất hiện ở 5 quốc gia Trung Á (Kazakhstan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan và Turkmenistan).

Uzbekistan, Kyrgyzstan và Tajikistan vẫn là những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, khoảng 1/4 cư dân ở Kyrgyzstan và Tajikistan vẫn sống ở dưới mức nghèo khổ.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, so sánh giữa năm 1992 với năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của Uzbekistan đã tăng từ 600 USD lên 1.983 USD, tăng hơn 3 lần trong 30 năm. Kyrgyzstan tăng từ 520 USD lên 1.276 USD, tăng hơn 2 lần. Tajikistan tăng từ 280 USD lên 897 USD, tăng khoảng 3 lần. Bất chấp những mức tăng này, chúng không cao nếu xét về mặt thu nhập tuyệt đối, và nếu được điều chỉnh theo lạm phát, tăng trưởng thu nhập thực tế thậm chí còn thấp hơn.

Kazakhstan và Turkmenistan là những nước giàu nhất Trung Á. Thu nhập bình quân đầu người của Turkmenistan năm 2019 là 7.344 USD, Kazakhstan là 10.373 USD vào năm 2021 và cao nhất là 12.080 USD hồi năm 2014, cả hai đều được Ngân hàng Thế giới xếp vào nhóm thu nhập trên trung bình. Tuy nhiên, khoảng cách giàu nghèo-thành thị-nông thôn giữa hai nước là rất lớn.

Tình trạng nghèo đói nói chung và khoảng cách giàu nghèo quá lớn trong khu vực đã làm gia tăng sự bất mãn và phẫn nộ của công chúng. Hồi giáo là tôn giáo phổ biến nhất ở các nước Trung Á./.

(Vietnam+)