Việt Nam hiện có gần 40 triệu phương tiện giao thông, trong khi đó có tới 80% mũ bảo hiểm đang lưu hành trên thị trường không đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Đây là con số đáng báo động được đưa ra tại Hội thảo chuyên đề về "Chất lượng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô và xe gắn máy” tổ chức ngày 26/12, tại Hà Nội.
Sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án “Hoàn thiện chính sách pháp luật về đội mũ bảo hiểm và hướng tới bắt buộc đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho người đi xe mô tô, xe gắn máy tại Việt Nam” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hiệp hội an toàn giao thông toàn cầu tại Việt Nam (GRSP) thực hiện.
Hội thảo là dịp để chia sẻ, cập nhật thông tin về tình hình tai nạn thương tích, chấn thương sọ não do tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến chất lượng mũ bảo hiểm; thúc đẩy vận động các cơ quan liên quan sớm hoàn thiện và ban hành Thông tư liên tịch về quản lý, qui định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông.
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Nguyễn Hữu Hồng cho biết tại Việt Nam, trung bình mỗi ngày xảy ra 36 vụ tai nạn giao thông làm khoảng 30 người tử vong và 28 người bị thương, gây thiệt hại rất lớn cho xã hội. Trước thực trạng nghiêm trọng đó, Chính phủ đã lấy năm 2012 là “Năm An toàn giao thông”; thực hiện quyết liệt các giải pháp hạn chế tai nạn giao thông. Rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật cũng được ban hành, trong đó có quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm, góp phần đáng kể vào việc giảm số lượng, tác hại của tai nạn giao thông.
Viện dẫn số liệu, hình ảnh trong hoạt động cấp cứu, điều trị nạn nhân bị tai nạn giao thông, tiến sĩ, bác sĩ Dương Đại Hà (Bệnh viện Việt - Đức) ghi nhận tại bệnh viện, 86% chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, trong số đó tai nạn xe máy chiếm 75%, tỷ lệ tử vong do chấn thương nặng nếu không có mũ bảo hiểm là 33,8%, cao gấp 3 lần người có mũ bảo hiểm…
Để giảm thiểu tai nạn giao thông và sử dụng mũ bảo hiểm đúng cách, ông Hà kiến nghị nên tuyên truyền phố biến rộng Luật Giao thông, nhất là thông tư mũ bảo hiểm đạt chuẩn; các phương tiện thông tin đại chúng cần tuyên truyền cho người dân thấy rõ tình huống dẫn đến tai nạn giao thông, nguy cơ, hiểm họa tai nạn giao thông đối với sức khỏe, tính mạng người dân; tạo dư luận xã hội cổ vũ cho các hành vi an toàn, lên án những hành vi không an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng mũ bảo hiểm không đúng quy cách.
Đại diện Cục Quản lý thị trường, ông Nguyễn Thế Đạt cho rằng một số cơ quan chức năng vẫn đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm về mũ bảo hiểm giả và mũ không phải mũ bảo hiểm. Điều này gây khó khăn cho ngành quản lý thị trường và cả người dân trong việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý, sử dụng mũ bảo hiểm.
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Đánh giá hợp chuẩn, hợp quy (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng-Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết 4 Bộ Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Công An và Giao thông vận tải đang phối hợp xây dựng Thông tư liên tịch “Quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”.
Thông tư này sẽ sớm được ban hành, trong đó đưa ra những quy định cụ thể về việc xử lý các trường hợp sản xuất, kinh doanh, sử dụng mũ giả mũ bảo hiểm và trách nhiệm của các cơ quan liên quan.
Là một tổ chức xã hội hoạt động vì mục tiêu bảo vệ người dân, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng, trong nhiều năm qua, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe, tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích, tổ chức sơ cấp cứu ban đầu ngay tại hiện trường cho các nạn nhân bị tai nạn nhằm bảo vệ tính mạng, giảm thương vong cho người dân./.
Đây là con số đáng báo động được đưa ra tại Hội thảo chuyên đề về "Chất lượng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô và xe gắn máy” tổ chức ngày 26/12, tại Hà Nội.
Sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án “Hoàn thiện chính sách pháp luật về đội mũ bảo hiểm và hướng tới bắt buộc đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho người đi xe mô tô, xe gắn máy tại Việt Nam” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hiệp hội an toàn giao thông toàn cầu tại Việt Nam (GRSP) thực hiện.
Hội thảo là dịp để chia sẻ, cập nhật thông tin về tình hình tai nạn thương tích, chấn thương sọ não do tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến chất lượng mũ bảo hiểm; thúc đẩy vận động các cơ quan liên quan sớm hoàn thiện và ban hành Thông tư liên tịch về quản lý, qui định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông.
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Nguyễn Hữu Hồng cho biết tại Việt Nam, trung bình mỗi ngày xảy ra 36 vụ tai nạn giao thông làm khoảng 30 người tử vong và 28 người bị thương, gây thiệt hại rất lớn cho xã hội. Trước thực trạng nghiêm trọng đó, Chính phủ đã lấy năm 2012 là “Năm An toàn giao thông”; thực hiện quyết liệt các giải pháp hạn chế tai nạn giao thông. Rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật cũng được ban hành, trong đó có quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm, góp phần đáng kể vào việc giảm số lượng, tác hại của tai nạn giao thông.
Viện dẫn số liệu, hình ảnh trong hoạt động cấp cứu, điều trị nạn nhân bị tai nạn giao thông, tiến sĩ, bác sĩ Dương Đại Hà (Bệnh viện Việt - Đức) ghi nhận tại bệnh viện, 86% chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, trong số đó tai nạn xe máy chiếm 75%, tỷ lệ tử vong do chấn thương nặng nếu không có mũ bảo hiểm là 33,8%, cao gấp 3 lần người có mũ bảo hiểm…
Để giảm thiểu tai nạn giao thông và sử dụng mũ bảo hiểm đúng cách, ông Hà kiến nghị nên tuyên truyền phố biến rộng Luật Giao thông, nhất là thông tư mũ bảo hiểm đạt chuẩn; các phương tiện thông tin đại chúng cần tuyên truyền cho người dân thấy rõ tình huống dẫn đến tai nạn giao thông, nguy cơ, hiểm họa tai nạn giao thông đối với sức khỏe, tính mạng người dân; tạo dư luận xã hội cổ vũ cho các hành vi an toàn, lên án những hành vi không an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng mũ bảo hiểm không đúng quy cách.
Đại diện Cục Quản lý thị trường, ông Nguyễn Thế Đạt cho rằng một số cơ quan chức năng vẫn đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm về mũ bảo hiểm giả và mũ không phải mũ bảo hiểm. Điều này gây khó khăn cho ngành quản lý thị trường và cả người dân trong việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý, sử dụng mũ bảo hiểm.
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Đánh giá hợp chuẩn, hợp quy (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng-Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết 4 Bộ Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Công An và Giao thông vận tải đang phối hợp xây dựng Thông tư liên tịch “Quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”.
Thông tư này sẽ sớm được ban hành, trong đó đưa ra những quy định cụ thể về việc xử lý các trường hợp sản xuất, kinh doanh, sử dụng mũ giả mũ bảo hiểm và trách nhiệm của các cơ quan liên quan.
Là một tổ chức xã hội hoạt động vì mục tiêu bảo vệ người dân, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng, trong nhiều năm qua, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe, tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích, tổ chức sơ cấp cứu ban đầu ngay tại hiện trường cho các nạn nhân bị tai nạn nhằm bảo vệ tính mạng, giảm thương vong cho người dân./.
Mỹ Bình (TTXVN)