Trong hai ngày 2-3/8, Hội nghị thường niên lần thứ 11 Hội Chấn thương chỉnh hình Việt Nam với chủ đề “Chấn thương chỉnh hình và công nghệ tiên tiến” đã diễn ra tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Hội nghị thu hút hơn 800 chuyên gia ngành chấn thương chỉnh hình trong nước và quốc tế tham dự.
Theo Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Thạch, Chủ tịch Hội Chấn thương chỉnh hình Việt Nam, chủ đề của hội nghị mang tính thời sự và cấp thiết, góp phần phát triển ngành chấn thương chỉnh hình Việt Nam, đồng thời tạo tiền đề nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân.
Hơn 60 đề tài nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn trong lâm sàng mà phần lớn do đội ngũ bác sỹ, các nhà khoa học trong nước nghiên cứu, thực hiện, được đánh giá là những kết quả tiêu biểu trong điều trị chấn thương, chỉnh hình gần đây, đã được trình bày tại hội nghị.
Nhiều đề tài như: “Ảnh hưởng của bơm dãn trong tạo vạt vi phẫu chủ động: Một nghiên cứu cơ bản trong thực nghiệm” của Phó Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thế Hoàng; “Kết quả kéo dài cal trong điều trị bảo tồn chi ung thư xương vùng gối” của tiến sỹ, bác sỹ Lê Văn Thọ; “Điều trị gãy liên mấu chuyển ở người cao tuổi bằng thay chỏm Bipolar” của Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Đình Chiến và bác sỹ Hoàng Thế Hùng... đã được đánh giá cao.
Hội nghị đặt ra yêu cầu những kết quả từ các công trình nghiên cứu nói trên cần được phổ biến, áp dụng rộng rãi trong hệ thống các bệnh viện trong nước, nhất là tại tuyến dưới.
Bên cạnh đó, hội nghị tiến hành trình diễn một số ca phẫu thuật thay khớp và điều trị cột sống để các đại biểu tham khảo, học tập kinh nghiệm.
Hội nghị đã tôn vinh hai cá nhân có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, đóng góp lớn trong sự phát triển của ngành, gồm cố Phó giáo sư Đoàn Lê Dân, người đã để lại hơn 30 công trình nghiên cứu có giá trị cao và Giáo sư Nguyễn Quang Long, với những công trình nghiên cứu tiêu biểu như “Nẹp tổ hợp cacbon điều trị phẫu thuật cố định các gãy thân xương,” nghiên cứu tính năng và áp dụng lâm sàng dầu mù u./.
Hội nghị thu hút hơn 800 chuyên gia ngành chấn thương chỉnh hình trong nước và quốc tế tham dự.
Theo Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Thạch, Chủ tịch Hội Chấn thương chỉnh hình Việt Nam, chủ đề của hội nghị mang tính thời sự và cấp thiết, góp phần phát triển ngành chấn thương chỉnh hình Việt Nam, đồng thời tạo tiền đề nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân.
Hơn 60 đề tài nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn trong lâm sàng mà phần lớn do đội ngũ bác sỹ, các nhà khoa học trong nước nghiên cứu, thực hiện, được đánh giá là những kết quả tiêu biểu trong điều trị chấn thương, chỉnh hình gần đây, đã được trình bày tại hội nghị.
Nhiều đề tài như: “Ảnh hưởng của bơm dãn trong tạo vạt vi phẫu chủ động: Một nghiên cứu cơ bản trong thực nghiệm” của Phó Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thế Hoàng; “Kết quả kéo dài cal trong điều trị bảo tồn chi ung thư xương vùng gối” của tiến sỹ, bác sỹ Lê Văn Thọ; “Điều trị gãy liên mấu chuyển ở người cao tuổi bằng thay chỏm Bipolar” của Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Đình Chiến và bác sỹ Hoàng Thế Hùng... đã được đánh giá cao.
Hội nghị đặt ra yêu cầu những kết quả từ các công trình nghiên cứu nói trên cần được phổ biến, áp dụng rộng rãi trong hệ thống các bệnh viện trong nước, nhất là tại tuyến dưới.
Bên cạnh đó, hội nghị tiến hành trình diễn một số ca phẫu thuật thay khớp và điều trị cột sống để các đại biểu tham khảo, học tập kinh nghiệm.
Hội nghị đã tôn vinh hai cá nhân có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, đóng góp lớn trong sự phát triển của ngành, gồm cố Phó giáo sư Đoàn Lê Dân, người đã để lại hơn 30 công trình nghiên cứu có giá trị cao và Giáo sư Nguyễn Quang Long, với những công trình nghiên cứu tiêu biểu như “Nẹp tổ hợp cacbon điều trị phẫu thuật cố định các gãy thân xương,” nghiên cứu tính năng và áp dụng lâm sàng dầu mù u./.
Tiên Minh (TTXVN)