Trước nguy cơ của một cuộc khủng hoảng năng lượng, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Haruhiko Kuroda ngày 22/6 đã kêu gọi các nước trong khu vực châu Á cần có “những bước đi căn bản” để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và đầu tư cho năng lượng tái tạo.
Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của châu Á và Thái Bình Dương và sự gia tăng về dân số trong khu vực này đã tạo nên nhu cầu tăng nhanh nhất thế giới về năng lượng. Như dự báo, các yêu cầu về năng lượng trong khu vực sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2030.
Nếu không được kiểm soát, thiếu hụt về an ninh năng lượng có thể đảo ngược những thành tựu mà khu vực đã phải rất khó khăn mới đạt được trong xóa đói nghèo. Việc tiếp tục lệ thuộc vào các chất đốt hóa thạch cũng sẽ làm tăng các nguy cơ biến đổi khí hậu, mà hậu quả sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu người nghèo và dễ bị tổn thương ở châu Á vì thảm họa thiên tai ngày càng nhiều và thiếu lương thực và nước sạch.
“Người dân châu Á sẽ bị thiệt hại bởi biến đổi khí hậu nhiều hơn bất cứ người dân nào khác. Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu có thể sẽ thắng hay bại tùy thuộc vào các quyết định trong khu vực,” ông Kuroda phát biểu trong phần mở đầu của Diễn đàn Năng lượng sạch châu Á (ACEF) lần thứ 6 tại Manila, Philippines ngày 22/6.
“Một vấn đề chủ chốt nhằm hạ thấp cường độ năng lượng là xóa bỏ trợ cấp cho chất đốt hóa thạch và chuyển dần sang năng lượng sạch. Châu Á cần phải có những bước đi căn bản để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng,” ông Haruhiko Kuroda.
Để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng và cải thiện đời sống cho 800 triệu người dân châu Á không tiếp cận với điện năng, cần có cú hích mạnh mẽ đẩy nhanh các mô hình kinh doanh mới và các chính sách nhằm phát triển năng lượng sạch.
Với sự tham dự của trên 500 đại biểu từ 60 nước, Diễn đàn Năng lượng sạch châu Á được Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ, Viện Nguồn lực Thế giới cùng với ADB đồng tổ chức nhằm đẩy mạnh đối thoại về tăng cường nỗ lực năng lượng sạch ở châu Á và Thái Bình Dương.
Trong năm 2010, ADB đã đầu tư 1,76 tỷ USD vào năng lượng sạch và đang hướng tới mục tiêu đạt 2 tỷ USD mỗi năm vào năm 2013. Sáng kiến Năng lượng Mặt trời châu Á của ADB đã được phát động trong năm 2010 nhằm giúp phát triển 3.000 MW năng lượng Mặt Trời mới vào năm 2013./.
Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của châu Á và Thái Bình Dương và sự gia tăng về dân số trong khu vực này đã tạo nên nhu cầu tăng nhanh nhất thế giới về năng lượng. Như dự báo, các yêu cầu về năng lượng trong khu vực sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2030.
Nếu không được kiểm soát, thiếu hụt về an ninh năng lượng có thể đảo ngược những thành tựu mà khu vực đã phải rất khó khăn mới đạt được trong xóa đói nghèo. Việc tiếp tục lệ thuộc vào các chất đốt hóa thạch cũng sẽ làm tăng các nguy cơ biến đổi khí hậu, mà hậu quả sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu người nghèo và dễ bị tổn thương ở châu Á vì thảm họa thiên tai ngày càng nhiều và thiếu lương thực và nước sạch.
“Người dân châu Á sẽ bị thiệt hại bởi biến đổi khí hậu nhiều hơn bất cứ người dân nào khác. Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu có thể sẽ thắng hay bại tùy thuộc vào các quyết định trong khu vực,” ông Kuroda phát biểu trong phần mở đầu của Diễn đàn Năng lượng sạch châu Á (ACEF) lần thứ 6 tại Manila, Philippines ngày 22/6.
“Một vấn đề chủ chốt nhằm hạ thấp cường độ năng lượng là xóa bỏ trợ cấp cho chất đốt hóa thạch và chuyển dần sang năng lượng sạch. Châu Á cần phải có những bước đi căn bản để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng,” ông Haruhiko Kuroda.
Để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng và cải thiện đời sống cho 800 triệu người dân châu Á không tiếp cận với điện năng, cần có cú hích mạnh mẽ đẩy nhanh các mô hình kinh doanh mới và các chính sách nhằm phát triển năng lượng sạch.
Với sự tham dự của trên 500 đại biểu từ 60 nước, Diễn đàn Năng lượng sạch châu Á được Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ, Viện Nguồn lực Thế giới cùng với ADB đồng tổ chức nhằm đẩy mạnh đối thoại về tăng cường nỗ lực năng lượng sạch ở châu Á và Thái Bình Dương.
Trong năm 2010, ADB đã đầu tư 1,76 tỷ USD vào năng lượng sạch và đang hướng tới mục tiêu đạt 2 tỷ USD mỗi năm vào năm 2013. Sáng kiến Năng lượng Mặt trời châu Á của ADB đã được phát động trong năm 2010 nhằm giúp phát triển 3.000 MW năng lượng Mặt Trời mới vào năm 2013./.
PV (Vietnam+)