Theo thông cáo báo chí ngày 25/9 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ADB đã quyết định cấp 300 triệu USD tín dụng giúp Indonesia gia tăng lòng tin của các nhà đầu tư, mở rộng khả năng cấp vốn phi ngân hàng, thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm thị trường vốn, và phát triển các sản phẩm bảo hiểm tuân thủ quy định của đạo Hồi trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang tăng trưởng với nhịp độ cao.
Chuyên gia cao cấp về tài chính của ADB, ông Stephen R. Schuster, nói rằng là một quốc gia có tầng lớp trung lưu đang ngày một mở rộng, Indonesia cần tăng cường khai thác tiềm năng tiết kiệm trong nước để huy động vốn cho các khoản đầu tư quan trọng như cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội. Bởi lẽ, thành công của kế hoạch phát triển đầy tham vọng MP3EI của Chính phủ Indonesia phụ thuộc đáng kể vào việc thúc đẩy được sự tham gia nhiều hơn của nhà đầu tư và các dịch vụ tài chính.
Khoản tín dụng nói trên dành cho Chương trình kết nối và phát triển thị trường tài chính của Chính phủ Indonesia sẽ tiếp tục củng cố hiệu quả giám sát quản lý, tăng cường thị trường vốn và khuyến khích tiết kiệm dài hạn. Và đây cũng là một phần tiếp tục của quan hệ đối tác hai thập kỷ giữa ADB và Indonesia, giúp chính phủ nước này đạt được tiến bộ đáng kể trong việc thúc đẩy bảo đảm các quy định an toàn và phát triển các thị trường tài chính trong nước.
Ngoài ra, sự hỗ trợ của ADB đã giúp đẩy nhanh các chính sách cải cách của Chính phủ Indonesia, gia tăng tính thanh khoản của các thị trường tài chính, tăng cường hiệu quả giám sát và quản trị, sáp nhập các thị trường chứng khoán, tạo ra một cơ quan định giá trái phiếu độc lập, thiết lập khuôn khổ quy định về chống rửa tiền và bảo vệ các nhà đầu tư.
Các cải cách của chính phủ Indonesia với sự hỗ trợ của ADB đã có những tác động đáng kể khi tổng lượng trái phiếu chính phủ được giao dịch đã tăng 25 lần trong giai đoạn 2007-2011, và xếp hạng tín nhiệm về đầu tư của nước này đã tăng hai bậc vào cuối năm 2011 và đầu năm 2012. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp của Indonesia đã tăng đột biến và đang tiếp tục đà này trong năm 2012, tài sản hưu trí và bảo hiểm cũng tăng mạnh.
Tuy nhiên, ADB lưu ý rằng Indonesia cần tiếp tục mở rộng và tăng cường sự tham gia trên các thị trường vốn cũng như các bộ phận khác của khu vực tài chính phi ngân hàng để tăng cường thúc đẩy tiết kiệm dài hạn, nhằm hoàn thành các mục tiêu của Chương trình kết nối và phát triển thị trường tài chính.
Trong số các mục tiêu có việc nâng tỷ trọng tài sản tài chính phi ngân hàng, từ 60% GDP năm 2010 lên 65% GDP năm 2014, và nâng mức sở hữu trong nước đối với trái phiếu chính phủ có thể giao dịch được, từ 70% năm 2010 lên 73% vào năm 2012./.
Chuyên gia cao cấp về tài chính của ADB, ông Stephen R. Schuster, nói rằng là một quốc gia có tầng lớp trung lưu đang ngày một mở rộng, Indonesia cần tăng cường khai thác tiềm năng tiết kiệm trong nước để huy động vốn cho các khoản đầu tư quan trọng như cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội. Bởi lẽ, thành công của kế hoạch phát triển đầy tham vọng MP3EI của Chính phủ Indonesia phụ thuộc đáng kể vào việc thúc đẩy được sự tham gia nhiều hơn của nhà đầu tư và các dịch vụ tài chính.
Khoản tín dụng nói trên dành cho Chương trình kết nối và phát triển thị trường tài chính của Chính phủ Indonesia sẽ tiếp tục củng cố hiệu quả giám sát quản lý, tăng cường thị trường vốn và khuyến khích tiết kiệm dài hạn. Và đây cũng là một phần tiếp tục của quan hệ đối tác hai thập kỷ giữa ADB và Indonesia, giúp chính phủ nước này đạt được tiến bộ đáng kể trong việc thúc đẩy bảo đảm các quy định an toàn và phát triển các thị trường tài chính trong nước.
Ngoài ra, sự hỗ trợ của ADB đã giúp đẩy nhanh các chính sách cải cách của Chính phủ Indonesia, gia tăng tính thanh khoản của các thị trường tài chính, tăng cường hiệu quả giám sát và quản trị, sáp nhập các thị trường chứng khoán, tạo ra một cơ quan định giá trái phiếu độc lập, thiết lập khuôn khổ quy định về chống rửa tiền và bảo vệ các nhà đầu tư.
Các cải cách của chính phủ Indonesia với sự hỗ trợ của ADB đã có những tác động đáng kể khi tổng lượng trái phiếu chính phủ được giao dịch đã tăng 25 lần trong giai đoạn 2007-2011, và xếp hạng tín nhiệm về đầu tư của nước này đã tăng hai bậc vào cuối năm 2011 và đầu năm 2012. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp của Indonesia đã tăng đột biến và đang tiếp tục đà này trong năm 2012, tài sản hưu trí và bảo hiểm cũng tăng mạnh.
Tuy nhiên, ADB lưu ý rằng Indonesia cần tiếp tục mở rộng và tăng cường sự tham gia trên các thị trường vốn cũng như các bộ phận khác của khu vực tài chính phi ngân hàng để tăng cường thúc đẩy tiết kiệm dài hạn, nhằm hoàn thành các mục tiêu của Chương trình kết nối và phát triển thị trường tài chính.
Trong số các mục tiêu có việc nâng tỷ trọng tài sản tài chính phi ngân hàng, từ 60% GDP năm 2010 lên 65% GDP năm 2014, và nâng mức sở hữu trong nước đối với trái phiếu chính phủ có thể giao dịch được, từ 70% năm 2010 lên 73% vào năm 2012./.
Việt Tú (TTXVN)