Trong báo cáo Triển vọng năm 2012, công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo các nền kinh tế đang nổi tại châu Á sẽ phục hồi tăng trưởng từ năm 2013 sau khi bị chững lại trong năm nay.
Báo cáo của ADB cho biết mức tăng trưởng GDP toàn khu vực sẽ "giảm nhẹ," đạt 6,9% năm 2012, giảm nhẹ so với mức 7,2% trong năm 2011, tuy nhiên sang năm 2013 sẽ đạt mức cao hơn (7,3%). Báo cáo nhấn mạnh: "Bất chấp môi trường toàn cầu không thuận lợi, đà tăng trưởng của châu Á sẽ vẫn được duy trì."
Trong số các nước châu Á, Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sẽ tăng trưởng 8,5% trong năm 2012 và 8,7% vào năm 2013, so với mức 9,2% năm 2011. Nền kinh tế mới nổi khác trong khu vực là Ấn Độ sẽ đạt tăng trưởng 7,5% trong năm nay. Trong khi đó, GDP của các nước Đông Nam Á sẽ tăng 5,2% trong năm 2012, cao hơn so với mức 4,6% năm ngoái, nhờ sự phục hồi của Thái Lan sau trận lũ lụt kinh hoàng năm 2011.
Báo cáo nhận định châu Á sẽ chuyển sang một "mức độ tăng trưởng dài hạn bền vững hơn" dựa trên nhu cầu nội địa mạnh, thay vì dựa vào xuất khẩu như trước đây, do nhu cầu của phương Tây giảm mạnh. Tuy nhiên, ADB cũng cảnh báo đà tăng trưởng của khu vực sẽ làm gia tăng bất công và chênh lệch về thu nhập khi những người bị thiệt thòi có nguy cơ rơi vào một "vòng luẩn quẩn" của nghèo đói và bị bỏ rơi.
Chuyên gia kinh tế hàng đầu của ADB Changyong Rhee cho biết tình hình bất ổn tài chính ở khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu và sự sụt giảm trong thương mại toàn cầu đặt ra những đe dọa lớn đối với triển vọng tăng trưởng.
Nhưng đồng thời, các nền kinh tế châu Á ngày càng đa dạng hóa để thâm nhập vào các thị trường mới, tiêu dùng tư nhân đang có xu hướng gia tăng và khu vực đã hạn chế được các tác động tài chính trực tiếp từ Eurozone.
Chính vì vậy, khu vực này đã duy trì được đà tăng trưởng của mình. Ông nhận định xu hướng tiêu dùng nội địa càng mạnh - tại một nhóm các quốc gia vốn được biết đến là có tỷ lệ tiết kiệm cao này, có thể thúc đẩy thặng dư tài khoản vãng lai của khu vực, sau khi giảm xuống mức 2,6% vào năm 2010.
ADB nhận định giá cả hàng hóa đã được "giảm nhiệt" nhưng vẫn còn là một "mối đe dọa tiềm ẩn," nhất là khi giá lương thực và nhiên liệu rất dễ leo thang. Báo cáo cũng cho biết tỷ lệ người thoát nghèo ở châu Á "cao chưa từng thấy" trong nhiều thập kỷ qua, song tăng trưởng hiện nay lại đi kèm với sự mất cân bằng lớn hơn về thu nhập.
Nếu lợi ích của tăng trưởng được chia đều và tỷ lệ bất cân bằng thu nhập duy trì ở mức ổn định, thì đã có thêm 240 triệu người (chiếm 6,5% dân số các nước đang phát triển ở châu Á) thoát ngưỡng nghèo trong thời gian từ năm 1990-2010.
ADB đã khuyến nghị các biện pháp, trong đó có tăng tiêu dùng cho y tế và giáo dục, giảm trợ cấp nhiên liệu và tăng nguồn thu từ thuế thu nhập nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội./.
Báo cáo của ADB cho biết mức tăng trưởng GDP toàn khu vực sẽ "giảm nhẹ," đạt 6,9% năm 2012, giảm nhẹ so với mức 7,2% trong năm 2011, tuy nhiên sang năm 2013 sẽ đạt mức cao hơn (7,3%). Báo cáo nhấn mạnh: "Bất chấp môi trường toàn cầu không thuận lợi, đà tăng trưởng của châu Á sẽ vẫn được duy trì."
Trong số các nước châu Á, Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sẽ tăng trưởng 8,5% trong năm 2012 và 8,7% vào năm 2013, so với mức 9,2% năm 2011. Nền kinh tế mới nổi khác trong khu vực là Ấn Độ sẽ đạt tăng trưởng 7,5% trong năm nay. Trong khi đó, GDP của các nước Đông Nam Á sẽ tăng 5,2% trong năm 2012, cao hơn so với mức 4,6% năm ngoái, nhờ sự phục hồi của Thái Lan sau trận lũ lụt kinh hoàng năm 2011.
Báo cáo nhận định châu Á sẽ chuyển sang một "mức độ tăng trưởng dài hạn bền vững hơn" dựa trên nhu cầu nội địa mạnh, thay vì dựa vào xuất khẩu như trước đây, do nhu cầu của phương Tây giảm mạnh. Tuy nhiên, ADB cũng cảnh báo đà tăng trưởng của khu vực sẽ làm gia tăng bất công và chênh lệch về thu nhập khi những người bị thiệt thòi có nguy cơ rơi vào một "vòng luẩn quẩn" của nghèo đói và bị bỏ rơi.
Chuyên gia kinh tế hàng đầu của ADB Changyong Rhee cho biết tình hình bất ổn tài chính ở khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu và sự sụt giảm trong thương mại toàn cầu đặt ra những đe dọa lớn đối với triển vọng tăng trưởng.
Nhưng đồng thời, các nền kinh tế châu Á ngày càng đa dạng hóa để thâm nhập vào các thị trường mới, tiêu dùng tư nhân đang có xu hướng gia tăng và khu vực đã hạn chế được các tác động tài chính trực tiếp từ Eurozone.
Chính vì vậy, khu vực này đã duy trì được đà tăng trưởng của mình. Ông nhận định xu hướng tiêu dùng nội địa càng mạnh - tại một nhóm các quốc gia vốn được biết đến là có tỷ lệ tiết kiệm cao này, có thể thúc đẩy thặng dư tài khoản vãng lai của khu vực, sau khi giảm xuống mức 2,6% vào năm 2010.
ADB nhận định giá cả hàng hóa đã được "giảm nhiệt" nhưng vẫn còn là một "mối đe dọa tiềm ẩn," nhất là khi giá lương thực và nhiên liệu rất dễ leo thang. Báo cáo cũng cho biết tỷ lệ người thoát nghèo ở châu Á "cao chưa từng thấy" trong nhiều thập kỷ qua, song tăng trưởng hiện nay lại đi kèm với sự mất cân bằng lớn hơn về thu nhập.
Nếu lợi ích của tăng trưởng được chia đều và tỷ lệ bất cân bằng thu nhập duy trì ở mức ổn định, thì đã có thêm 240 triệu người (chiếm 6,5% dân số các nước đang phát triển ở châu Á) thoát ngưỡng nghèo trong thời gian từ năm 1990-2010.
ADB đã khuyến nghị các biện pháp, trong đó có tăng tiêu dùng cho y tế và giáo dục, giảm trợ cấp nhiên liệu và tăng nguồn thu từ thuế thu nhập nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội./.
(TTXVN)