Phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn Năng lượng Sạch châu Á lần thứ 7 diễn ra từ 6-8/6 tại trụ sở của ADB ở Manila (Philippines), Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Haruhiko Kuroda đã hối thúc các nước trong khu vực thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch và giúp người nghèo có cơ hội tiếp cận với năng lượng sạch trong phát triển kinh tế.
Ông Kuroda nói rằng do châu Á đang dần nổi lên là trung tâm kinh tế của toàn cầu nên khu vực này cần phải lưu ý một thực tế là sự phát triển đó luôn đi đôi với sức ép gây ra đối với môi trường, các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như nhu cầu đối với năng lượng. Ông chỉ rõ, hiện châu Á-Thái Bình Dương vẫn còn tới 700 triệu người dân còn bị hạn chế hoặc chưa được tiếp cận với điện, khoảng 1,9 tỷ người châu Á vẫn tiếp tục đốt củi hoặc than để sưởi ấm và nấu nướng, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế ở nhiều vùng trong khu vực.
Ông Kuroda cũng hoan nghênh các chính sách khuyến khích phát triển năng lượng gió và Mặt Trời của Trung Quốc, sản lượng phong điện hiện thời của Ấn Độ cũng như sự phát triển nhanh chóng của năng lượng khí đốt sinh học, Mặt Trời và các nguồn năng lượng tái sinh khác của nước này, cùng những nỗ lực của khu vực tư nhân ở Thái Lan.
Ông Kuroda cho biết ADB đã đầu tư 40 triệu USD để phổ biến các công nghệ về khí hậu và môi trường và dự kiến sẽ tăng thêm 400 triệu USD nữa. Tổng nguồn vốn đầu tư của ADB trong năm 2011 rót vào các dự án năng lượng sạch và năng lượng tái tạo vào khoảng 2,1 tỷ USD.
Trước đó, nhân “Ngày Môi trường Thế giới” 5/6, ADB cũng đã khởi động một dự án mẫu về năng lượng sạch dành cho ADB tại chính trụ sở của ngân hàng ở Manila, Philippines. Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda đã cắt băng khởi động dự án điện Mặt Trời trên mái trụ sở của ngân hàng để cung cấp năng lượng sạch cho tòa nhà đã 20 năm tuổi này của ADB ở Manila.
Tổng vụ trưởng Khu vực và Phát triển bền vững của ADB, ông S.Chander nói rằng sử dụng các mái nhà và không gian mở khác là một cách hiệu quả cho các doanh nghiệp, các tòa nhà trụ sở và chung cư sử dụng năng lượng Mặt Trời đồng thời hy vọng sẽ có nhiều dự án tương tự trong khu vực được triển khai tiếp theo dự án của ADB.
Ông Chander cho biết 2.040 tấm pin quang điện che phủ một khoảng diện tích 6.640 m2 trên mái tòa nhà chính của ADB sẽ tạo ra 613 MW điện mỗi năm để đáp ứng một phần nhu cầu chiếu sáng, cung cấp điện cho hệ thống điều hòa và máy tính, giúp tiết kiệm chi phí và giảm đáng kể lượng khí thải carbon.
Giám đốc điều hành Suntech, công ty sản xuất các tấm pin quang điện cho ADB, ông Shi Zhengrong nói rằng dự án của ADB chứng tỏ rằng các sản phẩm năng lượng Mặt trời sáng tạo và sự hợp tác giữa các đối tác có thể cung cấp một giải pháp hiệu quả để phát điện trên toàn khu vực Đông Nam Á.
Theo ADB, nhu cầu năng lượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay vào năm 2030, nên việc tìm kiếm các nguồn năng lượng tái tạo là một nhu cầu cấp thiết, không chỉ đáp ứng nhu cầu điện năng ngày càng tăng mà còn giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính để giảm thiểu những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. Với những nỗ lực của mình, năm 2011 ADB đã được Hội đồng Xây dựng Xanh của Mỹ tặng danh hiệu Vàng “Dẫn đầu về sáng kiến năng lượng và môi trường”./.
Ông Kuroda nói rằng do châu Á đang dần nổi lên là trung tâm kinh tế của toàn cầu nên khu vực này cần phải lưu ý một thực tế là sự phát triển đó luôn đi đôi với sức ép gây ra đối với môi trường, các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như nhu cầu đối với năng lượng. Ông chỉ rõ, hiện châu Á-Thái Bình Dương vẫn còn tới 700 triệu người dân còn bị hạn chế hoặc chưa được tiếp cận với điện, khoảng 1,9 tỷ người châu Á vẫn tiếp tục đốt củi hoặc than để sưởi ấm và nấu nướng, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế ở nhiều vùng trong khu vực.
Ông Kuroda cũng hoan nghênh các chính sách khuyến khích phát triển năng lượng gió và Mặt Trời của Trung Quốc, sản lượng phong điện hiện thời của Ấn Độ cũng như sự phát triển nhanh chóng của năng lượng khí đốt sinh học, Mặt Trời và các nguồn năng lượng tái sinh khác của nước này, cùng những nỗ lực của khu vực tư nhân ở Thái Lan.
Ông Kuroda cho biết ADB đã đầu tư 40 triệu USD để phổ biến các công nghệ về khí hậu và môi trường và dự kiến sẽ tăng thêm 400 triệu USD nữa. Tổng nguồn vốn đầu tư của ADB trong năm 2011 rót vào các dự án năng lượng sạch và năng lượng tái tạo vào khoảng 2,1 tỷ USD.
Trước đó, nhân “Ngày Môi trường Thế giới” 5/6, ADB cũng đã khởi động một dự án mẫu về năng lượng sạch dành cho ADB tại chính trụ sở của ngân hàng ở Manila, Philippines. Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda đã cắt băng khởi động dự án điện Mặt Trời trên mái trụ sở của ngân hàng để cung cấp năng lượng sạch cho tòa nhà đã 20 năm tuổi này của ADB ở Manila.
Tổng vụ trưởng Khu vực và Phát triển bền vững của ADB, ông S.Chander nói rằng sử dụng các mái nhà và không gian mở khác là một cách hiệu quả cho các doanh nghiệp, các tòa nhà trụ sở và chung cư sử dụng năng lượng Mặt Trời đồng thời hy vọng sẽ có nhiều dự án tương tự trong khu vực được triển khai tiếp theo dự án của ADB.
Ông Chander cho biết 2.040 tấm pin quang điện che phủ một khoảng diện tích 6.640 m2 trên mái tòa nhà chính của ADB sẽ tạo ra 613 MW điện mỗi năm để đáp ứng một phần nhu cầu chiếu sáng, cung cấp điện cho hệ thống điều hòa và máy tính, giúp tiết kiệm chi phí và giảm đáng kể lượng khí thải carbon.
Giám đốc điều hành Suntech, công ty sản xuất các tấm pin quang điện cho ADB, ông Shi Zhengrong nói rằng dự án của ADB chứng tỏ rằng các sản phẩm năng lượng Mặt trời sáng tạo và sự hợp tác giữa các đối tác có thể cung cấp một giải pháp hiệu quả để phát điện trên toàn khu vực Đông Nam Á.
Theo ADB, nhu cầu năng lượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay vào năm 2030, nên việc tìm kiếm các nguồn năng lượng tái tạo là một nhu cầu cấp thiết, không chỉ đáp ứng nhu cầu điện năng ngày càng tăng mà còn giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính để giảm thiểu những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. Với những nỗ lực của mình, năm 2011 ADB đã được Hội đồng Xây dựng Xanh của Mỹ tặng danh hiệu Vàng “Dẫn đầu về sáng kiến năng lượng và môi trường”./.
Thùy Chi - Việt Tú (TTXVN)