Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa thông báo kế hoạch phát triển dành cho Myanmar nhằm đẩy mạnh và giúp duy trì sức tăng trưởng của nền kinh tế này, đồng thời tạo thêm việc làm và giảm tỷ lệ người nghèo.
Mục tiêu trong trung hạn của chương trình của ADB, dự kiến bắt đầu từ năm nay và kéo dài tới năm 2014, là giúp chính phủ Myanmar phát triển ổn định, bền vững, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn và tạo thêm công ăn việc làm.
ADB cho biết tăng cường tính kết nối (giữa quốc gia và khu vực, thành thị và nông thôn) thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng sẽ là mục tiêu quan trong của chiến lược trên.
Theo ADB, triển vọng tăng trưởng kinh tế của Myanmar trong ngắn hạn là khá sáng sủa. Ngân hàng này dự báo tăng trưởng kinh tế Mianma trong năm 2012, 2013 và 2014 đạt các mức tăng tương ứng 5,5%, 6,3% và 6,5%.
Thêm vào đó, ADB cũng nhận định kinh tế Myanmar có thể đạt mức tăng trưởng 7%-8%/năm trong giai đoạn tới nếu công cuộc cải cách kinh tế được duy trì thành công.
Thể chế tài chính này cho rằng tổng sản phẩm quốc nội bình quân tính theo đầu người của quốc gia trên 60 triệu dân này có thể ở mức 2.000 USD-3.000 USD/người/năm vào năm 2030, đồng thời Myanmar có khả năng trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình.
Myanmar là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên và nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào nông nghiệp, hiện chiếm 36% tổng giá trị kinh tế và thu hút tới 60-70 lực lượng lao động nước này. Những chính sách cải cách, mở cửa của Chính phủ Myanmar trong thời gian gần đây đã khiến cho cộng đồng kinh tế quốc tế quan tâm nhiều hơn, hứa hẹn sự gia tăng nguồn vốn đầu tư vào Myanmar và mở mang các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước này.
Riêng về du lịch, Myanmar trở thành một địa điểm khá hấp dẫn, thu hút 365.000 du khách năm 2011 và có triển vọng theo sau Thái Lan để trở thành một trong những điểm du lịch hàng đầu Đông Nam Á, có thể đón 19 triệu du khách mỗi năm./.
Mục tiêu trong trung hạn của chương trình của ADB, dự kiến bắt đầu từ năm nay và kéo dài tới năm 2014, là giúp chính phủ Myanmar phát triển ổn định, bền vững, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn và tạo thêm công ăn việc làm.
ADB cho biết tăng cường tính kết nối (giữa quốc gia và khu vực, thành thị và nông thôn) thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng sẽ là mục tiêu quan trong của chiến lược trên.
Theo ADB, triển vọng tăng trưởng kinh tế của Myanmar trong ngắn hạn là khá sáng sủa. Ngân hàng này dự báo tăng trưởng kinh tế Mianma trong năm 2012, 2013 và 2014 đạt các mức tăng tương ứng 5,5%, 6,3% và 6,5%.
Thêm vào đó, ADB cũng nhận định kinh tế Myanmar có thể đạt mức tăng trưởng 7%-8%/năm trong giai đoạn tới nếu công cuộc cải cách kinh tế được duy trì thành công.
Thể chế tài chính này cho rằng tổng sản phẩm quốc nội bình quân tính theo đầu người của quốc gia trên 60 triệu dân này có thể ở mức 2.000 USD-3.000 USD/người/năm vào năm 2030, đồng thời Myanmar có khả năng trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình.
Myanmar là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên và nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào nông nghiệp, hiện chiếm 36% tổng giá trị kinh tế và thu hút tới 60-70 lực lượng lao động nước này. Những chính sách cải cách, mở cửa của Chính phủ Myanmar trong thời gian gần đây đã khiến cho cộng đồng kinh tế quốc tế quan tâm nhiều hơn, hứa hẹn sự gia tăng nguồn vốn đầu tư vào Myanmar và mở mang các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước này.
Riêng về du lịch, Myanmar trở thành một địa điểm khá hấp dẫn, thu hút 365.000 du khách năm 2011 và có triển vọng theo sau Thái Lan để trở thành một trong những điểm du lịch hàng đầu Đông Nam Á, có thể đón 19 triệu du khách mỗi năm./.
Minh Trang (TTXVN)