Theo thông cáo báo chí mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), thiết chế tài chính khu vực này và Quỹ Phát triển Quốc tế của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OFID) vừa ký thỏa thuận chia sẻ rủi ro để hỗ trợ thương mại tại 18 nền kinh tế đang phát triển ở châu Á thuộc Chương trình Thương mại Tài chính của ADB (TFP).
Thỏa thuận này sẽ hỗ trợ cho một một dòng chảy thương mại gia tăng ước đạt khoảng 800 triệu đến 1,2 tỷ USD ở 18 nước trên; trong đó có Bangladesh, Mông Cổ, Pakistan, Sri Lanka và Uzbekistan và một số thị trường khác, nơi tài trợ từ các tổ chức tài chính tư nhân bị hạn chế.
Tổng vụ trưởng các hoạt động khu vực tư nhân của ADB, ông Philip Erquiaga nói rằng thông qua hỗ trợ giao dịch thương mại ở các nền kinh tế châu Á mới nổi, OFID và ADB sẽ giúp tạo ra tăng trưởng kinh tế và việc làm.
TFP sẽ lấp đầy những khoảng trống thị trường khu vực tư nhân trong lĩnh vực tài chính thương mại, bằng cách cung cấp bảo lãnh và tín dụng thông qua hơn 200 ngân hàng đối tác để hỗ trợ thương mại.
TFP hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở 18 nước đang phát triển ở châu Á, dự kiến đạt tổng doanh thu hàng năm khoảng 4 tỷ USD trong năm nay và trong năm tới chương trình này sẽ được ADB mở rộng tới các nền kinh tế đang phát triển khác ở châu Á là Myanmar, Papua New Guinea, Fiji, Vanuatu, và Timo Leste.
Về phần mình, quyền Vụ trưởng các hoạt động tài chính thương mại và khu vực tư nhân của OFID, ông Tareq Alnassar nói "thỏa thuận vừa ký sẽ cung cấp cơ hội cho OFID tăng cường hợp tác lâu dài với ADB, đem lại sự ổn định hơn cho tài chính thương mại trong khu vực châu Á."
OFID là một thiết chế tài chính phát triển đa phương, được các nước thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ thành lập năm 1976, với mục tiêu chính là góp phần vào sự phát triển xã hội và kinh tế của các nước có thu nhập thấp.
Tính đến cuối tháng Tám năm nay, OFID đã cam kết tín dụng tổng cộng 14,2 tỷ USD tài trợ phát triển cho 132 quốc gia trải rộng trên khắp châu Phi, châu Á và Thái Bình Dương, Mỹ Latinh, Vịnh Caribe và châu Âu./.
Thỏa thuận này sẽ hỗ trợ cho một một dòng chảy thương mại gia tăng ước đạt khoảng 800 triệu đến 1,2 tỷ USD ở 18 nước trên; trong đó có Bangladesh, Mông Cổ, Pakistan, Sri Lanka và Uzbekistan và một số thị trường khác, nơi tài trợ từ các tổ chức tài chính tư nhân bị hạn chế.
Tổng vụ trưởng các hoạt động khu vực tư nhân của ADB, ông Philip Erquiaga nói rằng thông qua hỗ trợ giao dịch thương mại ở các nền kinh tế châu Á mới nổi, OFID và ADB sẽ giúp tạo ra tăng trưởng kinh tế và việc làm.
TFP sẽ lấp đầy những khoảng trống thị trường khu vực tư nhân trong lĩnh vực tài chính thương mại, bằng cách cung cấp bảo lãnh và tín dụng thông qua hơn 200 ngân hàng đối tác để hỗ trợ thương mại.
TFP hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở 18 nước đang phát triển ở châu Á, dự kiến đạt tổng doanh thu hàng năm khoảng 4 tỷ USD trong năm nay và trong năm tới chương trình này sẽ được ADB mở rộng tới các nền kinh tế đang phát triển khác ở châu Á là Myanmar, Papua New Guinea, Fiji, Vanuatu, và Timo Leste.
Về phần mình, quyền Vụ trưởng các hoạt động tài chính thương mại và khu vực tư nhân của OFID, ông Tareq Alnassar nói "thỏa thuận vừa ký sẽ cung cấp cơ hội cho OFID tăng cường hợp tác lâu dài với ADB, đem lại sự ổn định hơn cho tài chính thương mại trong khu vực châu Á."
OFID là một thiết chế tài chính phát triển đa phương, được các nước thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ thành lập năm 1976, với mục tiêu chính là góp phần vào sự phát triển xã hội và kinh tế của các nước có thu nhập thấp.
Tính đến cuối tháng Tám năm nay, OFID đã cam kết tín dụng tổng cộng 14,2 tỷ USD tài trợ phát triển cho 132 quốc gia trải rộng trên khắp châu Phi, châu Á và Thái Bình Dương, Mỹ Latinh, Vịnh Caribe và châu Âu./.
Việt Tú (TTXVN)