Hội nghị thường niên lần thứ 44 của Ngân hàng Phát triển châu Á sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 3-6/5. Hội nghị sẽ là một sự kiện lớn, có ý nghĩa và tầm vóc quốc tế, tạo động lực mạnh mẽ cho Việt Nam phát triển trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực có nhiều cơ hội phát triển.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Ayumi Konishi, Giám đốc ADB tại Việt Nam xung quanh những vấn đề này.
- Xin ông đánh giá về hiệu quả của các dự án do ADB tài trợ tại Việt Nam và tỷ lệ giải ngân của ADB trong những năm gần đây?
Ông Ayumi Konishi: Trước khi trả lời câu hỏi này, đầu tiên, thay mặt Ngân hàng Phát triển châu Á ADB, cho tôi gửi lời cảm ơn đến Chính phủ Việt Nam đã đăng cai Hội nghị thường niên lần thứ 44 của ADB tại Hà Nội từ 3 - 6/5. Tôi cũng cảm ơn trước sự hợp tác và giúp đỡ nhiệt tình của người dân Hà Nội vì tôi cho rằng Hội nghị này sẽ gây một số vấn đề về giao thông tại một số nơi trong thành phố.
Từ khi hoạt động trở lại vào năm 1993, ADB đã phê chuẩn hơn 100 dự án được tài trợ vay vốn cho Việt Nam và một nửa trong số đó đã được hoàn thành. 95% các dự án hoàn thành được đánh giá thành công và chúng tôi biết rằng các đối tác phát triển của chúng tôi cũng nhận thấy thành công trong các dự án của họ tại Việt Nam.
Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các dự án do ADB tài trợ đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội tại Việt Nam, tiêu biểu là tăng trưởng kinh tế nhanh cùng với xóa đói giảm nghèo. Tôi tin rằng Việt Nam là một trong số ít các nước đã kết hợp thành công tăng trưởng kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo và tôi chân thành chúc mừng những thành tựu này của Việt Nam.
Tuy nhiên, tôi phải lưu ý rằng hầu hết các dự án đã hoàn thiện vẫn còn tồn tại sự chậm trễ trong khâu thực hiện. Nếu các dự án được hoàn thành theo đúng kế hoạch ban đầu, chúng sẽ mang lại lợi ích cho người dân sớm hơn. Với tình hình lạm phát tại Việt Nam, tôi cũng cho rằng các dự án cũng phải chịu chi phí cao hơn. Và để giữ nguyên ngân sách ban đầu, những dự án này cũng phải chịu áp lực giảm quy mô ở mức độ nhất định. Vì thế, tôi liên tục nhắc Việt Nam cần thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án. Việc chậm trễ sẽ dẫn tới sự thiếu hiệu quả trong quá trình thực hiện.
Nguyên nhân của sự thiếu hiệu quả nữa liên quan tới quy trình mua sắm hàng hóa tại Việt Nam. Tại Việt Nam, các dự án thường được chia thành các gói mua sắm nhỏ và kết quả là gây nên lãng phí đáng kể trong khâu thực hiện dự án. Nếu các gói mua sắm được tập hợp lại và gọi thầu ít hơn, các dự án tại Việt Nam có thể được thực hiện với chi phí ít hơn và có thể nhanh hơn.
Tại Việt Nam, hầu hết các dự án bị chậm trễ ở giai đoạn đầu. Chúng tôi nhận thấy trong ba năm đầu thực hiện dự án, có rất ít vốn được giải ngân. Tính trung bình thời gian thực hiện dự án là 3,2 năm với số vốn 6 tỉ USD trong danh mục cho vay hiện tại của ADB tại Việt Nam thì chỉ có 1 tỉ USD được giải ngân. Nói cách khác, 5 tỉ USD vẫn để không và phải chờ giải ngân. Tôi phải lưu ý rằng mức giải ngân hiện tại vẫn còn rất thấp so với những gì Việt Nam có thể làm được để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
- Trong những năm gần đây, ADB tập trung vốn để hỗ trợ cải cách trong lĩnh vực nước, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, phát triển nông thôn và nông nghiệp tại Việt Nam. Ông đánh giá như thế nào về hỗ trợ của ADB với các lĩnh vực này?
Ông Ayumi Konishi: Nếu tính tổng quy mô nền kinh tế Việt Nam là hơn 100 tỉ USD và giải ngân ODA ở mức 4%. Và để ODA phát huy hiệu quả nhất, Chính phủ Việt Nam đã sử dụng ODA, bao gồm vốn vay của ADB trong lĩnh vực tạo nên tác động đáng kể thông qua cải cách và thực hiện thí điểm các sáng kiến mới. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ biện pháp này của Chính phủ trong việc tận dụng ODA nói chung và vốn của ADB nói riêng, vì cải cách và đổi mới sẽ mang đến tác động lớn hơn từ việc sử dụng ODA và vốn vay của ADB.
Vì Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình, nên ODA khá quan trọng để “tạo nên khác biệt.” Dự kiến Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức mới với vị trí là nước thu nhập trung bình. Chúng tôi sẵn sàng kết hợp chặt chẽ với Việt Nam để giải quyết các thách thức mới này, hoặc để tránh bẫy của nước thu nhập trung bình. Theo đuổi cơ hội hợp tác theo hình thức công-tư hoặc kết hợp trực tiếp với khu vực tư nhân rất cần được khai thác tích cực hơn.
- Việc Việt Nam trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình dẫn tới nguồn vốn ODA sẽ bị thu hẹp lại. Vậy xin ông cho biết liệu ADB có thay đổi chiến lược và chương trình hỗ trợ của của mình không?
Ông Ayumi Konishi: Sự thực là cùng với quá trình trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình của Việt Nam, một số nhà tài trợ song phương đang lên kế hoạch để từng bước giảm dần sự hỗ trợ của họ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa nguồn vốn ODA hiện có của Việt Nam đang giảm đi. Trên thực tế, thời gian qua Việt Nam đã nhận được khoản trợ giúp lớn hàng năm tại các cuộc họp của Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) diễn ra vào tháng 12, đặc biệt khi các yêu cầu của Việt Nam thay đổi để bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng qui mô lớn sử dụng nguồn vốn vay.
Kể từ Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010, sự hỗ trợ của ADB đã thay đổi đáng kể cả về qui mô và lĩnh vực hỗ trợ. Đáng lưu ý là các nhu cầu của Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, xã hội, sự chuyển đổi công nghiệp và hội nhập sâu sắc hơn của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực cũng như toàn cầu.
Trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị Kế hoạnh phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015, ADB cũng đang chuẩn bị Chiến lược đối tác quốc gia cho giai đoạn này. Mục đích của chúng tôi là gắn liền Chiến lược đối tác quốc gia với Kế hoạch phát triển kinh tễ xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2015, để chúng tôi có khả năng đáp ứng một cách hiệu quả nhất những yêu cầu đang nảy sinh của quốc gia này.
- Theo ông, Việt Nam nên làm gì để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh nguồn vốn viện trợ từ bên ngoài đang dần hạn chế?
Ông Ayumi Konishi: Mặc dù tôi không dự đoán nguồn vốn ODA sẽ giảm trong thời gian tới, và cho dù thế nào ODA không bao giờ là nguồn vốn chính từ bên ngoài, rõ rằng một trong những lý do giải thích tại sao trong giai đoạn này chúng tôi không thực sự quan tâm tới nợ công nói chung và nợ nước ngoài nói riêng của Việt Nam là vì phần lớn nợ công ngoài của quốc gia này bao gồm vốn vay ưu đãi lớn ODA.
Với tiến trình trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình, nguồn vốn vay ODA mà Việt Nam có khả năng huy động có thể sẽ khó hơn và kém ưu đãi hơn. Điều này thực sự quan trọng để Việt Nam nâng hiệu quả sử dụng vốn ODA và Việt Nam cũng nên tăng cường năng lực quản lý nợ công của mình tốt hơn.
Để quản lý tốt nguồn vốn ODA, hệ thống pháp lý Việt Nam phân loại một cách đơn giản nguồn vốn này ra thành vốn ưu đãi cao hoặc vốn kém ưu đãi. Tuy nhiên trên thực tế, Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt các khoản vay lớn với các mức lãi suất khác nhau, và mối đe dọa rằng “sự phân loại này” có thể khiến nguồn vốn ODA sử dụng kém hiệu quả hơn.
Việt Nam nên tăng cường hệ thống phát lý để đảm bảo phát huy lợi thế của các công cụ tài chính khác nhau cho Việt Nam. Năm 2009, ADB đã thông qua một kế hoạch đảm bảo Việt Nam huy động nguồn tài chính từ các ngân hàng tư nhân nước ngoài với sự hỗ trợ của ADB. Tuy nhiên quá trình giao dịch này vẫn chưa được ghi nhận do có sự thiếu vắng của các điều khoản pháp lý cần thiết tại Việt Nam để tạo ra những điều chỉnh cần thiết. Đây là một ví dụ cho thấy Việt Nam đang hạn chế khả năng huy động thêm nguồn vốn ngoài do những khó khăn về pháp lý và hành chính.
- Việt Nam có những cơ hội gì với tư cách là nước chủ nhà của Hội nghị thường niên lần thứ 44 của ADB, thưa ông?
Ông Ayumi Konishi: Với sự tham gia của hơn 3.000 đại biểu từ 70 quốc gia, Hội nghị thường niên lần thứ 44 của ADB là một cơ hội có một không hai để Việt Nam trình bày tiến trình trở thành một quốc gia có mức thu nhật trung bình trên thế giới. Hội nghị và nhiều sự kiện khác sẽ được đăng tải trên trang web toàn cầu, và theo tôi được biết hàng loạt các kiện sẽ được phản ảnh bởi hơn 400 phóng viên từ khắp nơi trên thế giới.
Với nhiều quan khách, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam để thưởng thức những món ăn Việt Nam, khám phá các địa điểm du lịch và làm quen với những con người Việt Nam cần cù chịu khó.
Vào thứ Ba, ngày 3/5, sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp Việt Nam, một phần của sự kiện “Ngày Việt Nam”. Lần đầu tiên nước đăng cai tổ chức Hội nghị thường niên ADB có cơ hội tổ chức chương trình này nhằm đáp ứng sự quan tâm của các doanh nhiệp và các cá nhân, và chúng tôi tin tưởng rằng chương trình sẽ là một cơ hội lớn cho đại diện của các doanh nghiệp để tìm hiểu về đầu tư và cơ hội kinh doanh tại Việt Nam./.
Xin cảm ơn ông! Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp!
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Ayumi Konishi, Giám đốc ADB tại Việt Nam xung quanh những vấn đề này.
- Xin ông đánh giá về hiệu quả của các dự án do ADB tài trợ tại Việt Nam và tỷ lệ giải ngân của ADB trong những năm gần đây?
Ông Ayumi Konishi: Trước khi trả lời câu hỏi này, đầu tiên, thay mặt Ngân hàng Phát triển châu Á ADB, cho tôi gửi lời cảm ơn đến Chính phủ Việt Nam đã đăng cai Hội nghị thường niên lần thứ 44 của ADB tại Hà Nội từ 3 - 6/5. Tôi cũng cảm ơn trước sự hợp tác và giúp đỡ nhiệt tình của người dân Hà Nội vì tôi cho rằng Hội nghị này sẽ gây một số vấn đề về giao thông tại một số nơi trong thành phố.
Từ khi hoạt động trở lại vào năm 1993, ADB đã phê chuẩn hơn 100 dự án được tài trợ vay vốn cho Việt Nam và một nửa trong số đó đã được hoàn thành. 95% các dự án hoàn thành được đánh giá thành công và chúng tôi biết rằng các đối tác phát triển của chúng tôi cũng nhận thấy thành công trong các dự án của họ tại Việt Nam.
Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các dự án do ADB tài trợ đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội tại Việt Nam, tiêu biểu là tăng trưởng kinh tế nhanh cùng với xóa đói giảm nghèo. Tôi tin rằng Việt Nam là một trong số ít các nước đã kết hợp thành công tăng trưởng kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo và tôi chân thành chúc mừng những thành tựu này của Việt Nam.
Tuy nhiên, tôi phải lưu ý rằng hầu hết các dự án đã hoàn thiện vẫn còn tồn tại sự chậm trễ trong khâu thực hiện. Nếu các dự án được hoàn thành theo đúng kế hoạch ban đầu, chúng sẽ mang lại lợi ích cho người dân sớm hơn. Với tình hình lạm phát tại Việt Nam, tôi cũng cho rằng các dự án cũng phải chịu chi phí cao hơn. Và để giữ nguyên ngân sách ban đầu, những dự án này cũng phải chịu áp lực giảm quy mô ở mức độ nhất định. Vì thế, tôi liên tục nhắc Việt Nam cần thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án. Việc chậm trễ sẽ dẫn tới sự thiếu hiệu quả trong quá trình thực hiện.
Nguyên nhân của sự thiếu hiệu quả nữa liên quan tới quy trình mua sắm hàng hóa tại Việt Nam. Tại Việt Nam, các dự án thường được chia thành các gói mua sắm nhỏ và kết quả là gây nên lãng phí đáng kể trong khâu thực hiện dự án. Nếu các gói mua sắm được tập hợp lại và gọi thầu ít hơn, các dự án tại Việt Nam có thể được thực hiện với chi phí ít hơn và có thể nhanh hơn.
Tại Việt Nam, hầu hết các dự án bị chậm trễ ở giai đoạn đầu. Chúng tôi nhận thấy trong ba năm đầu thực hiện dự án, có rất ít vốn được giải ngân. Tính trung bình thời gian thực hiện dự án là 3,2 năm với số vốn 6 tỉ USD trong danh mục cho vay hiện tại của ADB tại Việt Nam thì chỉ có 1 tỉ USD được giải ngân. Nói cách khác, 5 tỉ USD vẫn để không và phải chờ giải ngân. Tôi phải lưu ý rằng mức giải ngân hiện tại vẫn còn rất thấp so với những gì Việt Nam có thể làm được để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
- Trong những năm gần đây, ADB tập trung vốn để hỗ trợ cải cách trong lĩnh vực nước, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, phát triển nông thôn và nông nghiệp tại Việt Nam. Ông đánh giá như thế nào về hỗ trợ của ADB với các lĩnh vực này?
Ông Ayumi Konishi: Nếu tính tổng quy mô nền kinh tế Việt Nam là hơn 100 tỉ USD và giải ngân ODA ở mức 4%. Và để ODA phát huy hiệu quả nhất, Chính phủ Việt Nam đã sử dụng ODA, bao gồm vốn vay của ADB trong lĩnh vực tạo nên tác động đáng kể thông qua cải cách và thực hiện thí điểm các sáng kiến mới. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ biện pháp này của Chính phủ trong việc tận dụng ODA nói chung và vốn của ADB nói riêng, vì cải cách và đổi mới sẽ mang đến tác động lớn hơn từ việc sử dụng ODA và vốn vay của ADB.
Vì Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình, nên ODA khá quan trọng để “tạo nên khác biệt.” Dự kiến Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức mới với vị trí là nước thu nhập trung bình. Chúng tôi sẵn sàng kết hợp chặt chẽ với Việt Nam để giải quyết các thách thức mới này, hoặc để tránh bẫy của nước thu nhập trung bình. Theo đuổi cơ hội hợp tác theo hình thức công-tư hoặc kết hợp trực tiếp với khu vực tư nhân rất cần được khai thác tích cực hơn.
- Việc Việt Nam trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình dẫn tới nguồn vốn ODA sẽ bị thu hẹp lại. Vậy xin ông cho biết liệu ADB có thay đổi chiến lược và chương trình hỗ trợ của của mình không?
Ông Ayumi Konishi: Sự thực là cùng với quá trình trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình của Việt Nam, một số nhà tài trợ song phương đang lên kế hoạch để từng bước giảm dần sự hỗ trợ của họ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa nguồn vốn ODA hiện có của Việt Nam đang giảm đi. Trên thực tế, thời gian qua Việt Nam đã nhận được khoản trợ giúp lớn hàng năm tại các cuộc họp của Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) diễn ra vào tháng 12, đặc biệt khi các yêu cầu của Việt Nam thay đổi để bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng qui mô lớn sử dụng nguồn vốn vay.
Kể từ Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010, sự hỗ trợ của ADB đã thay đổi đáng kể cả về qui mô và lĩnh vực hỗ trợ. Đáng lưu ý là các nhu cầu của Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, xã hội, sự chuyển đổi công nghiệp và hội nhập sâu sắc hơn của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực cũng như toàn cầu.
Trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị Kế hoạnh phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015, ADB cũng đang chuẩn bị Chiến lược đối tác quốc gia cho giai đoạn này. Mục đích của chúng tôi là gắn liền Chiến lược đối tác quốc gia với Kế hoạch phát triển kinh tễ xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2015, để chúng tôi có khả năng đáp ứng một cách hiệu quả nhất những yêu cầu đang nảy sinh của quốc gia này.
- Theo ông, Việt Nam nên làm gì để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh nguồn vốn viện trợ từ bên ngoài đang dần hạn chế?
Ông Ayumi Konishi: Mặc dù tôi không dự đoán nguồn vốn ODA sẽ giảm trong thời gian tới, và cho dù thế nào ODA không bao giờ là nguồn vốn chính từ bên ngoài, rõ rằng một trong những lý do giải thích tại sao trong giai đoạn này chúng tôi không thực sự quan tâm tới nợ công nói chung và nợ nước ngoài nói riêng của Việt Nam là vì phần lớn nợ công ngoài của quốc gia này bao gồm vốn vay ưu đãi lớn ODA.
Với tiến trình trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình, nguồn vốn vay ODA mà Việt Nam có khả năng huy động có thể sẽ khó hơn và kém ưu đãi hơn. Điều này thực sự quan trọng để Việt Nam nâng hiệu quả sử dụng vốn ODA và Việt Nam cũng nên tăng cường năng lực quản lý nợ công của mình tốt hơn.
Để quản lý tốt nguồn vốn ODA, hệ thống pháp lý Việt Nam phân loại một cách đơn giản nguồn vốn này ra thành vốn ưu đãi cao hoặc vốn kém ưu đãi. Tuy nhiên trên thực tế, Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt các khoản vay lớn với các mức lãi suất khác nhau, và mối đe dọa rằng “sự phân loại này” có thể khiến nguồn vốn ODA sử dụng kém hiệu quả hơn.
Việt Nam nên tăng cường hệ thống phát lý để đảm bảo phát huy lợi thế của các công cụ tài chính khác nhau cho Việt Nam. Năm 2009, ADB đã thông qua một kế hoạch đảm bảo Việt Nam huy động nguồn tài chính từ các ngân hàng tư nhân nước ngoài với sự hỗ trợ của ADB. Tuy nhiên quá trình giao dịch này vẫn chưa được ghi nhận do có sự thiếu vắng của các điều khoản pháp lý cần thiết tại Việt Nam để tạo ra những điều chỉnh cần thiết. Đây là một ví dụ cho thấy Việt Nam đang hạn chế khả năng huy động thêm nguồn vốn ngoài do những khó khăn về pháp lý và hành chính.
- Việt Nam có những cơ hội gì với tư cách là nước chủ nhà của Hội nghị thường niên lần thứ 44 của ADB, thưa ông?
Ông Ayumi Konishi: Với sự tham gia của hơn 3.000 đại biểu từ 70 quốc gia, Hội nghị thường niên lần thứ 44 của ADB là một cơ hội có một không hai để Việt Nam trình bày tiến trình trở thành một quốc gia có mức thu nhật trung bình trên thế giới. Hội nghị và nhiều sự kiện khác sẽ được đăng tải trên trang web toàn cầu, và theo tôi được biết hàng loạt các kiện sẽ được phản ảnh bởi hơn 400 phóng viên từ khắp nơi trên thế giới.
Với nhiều quan khách, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam để thưởng thức những món ăn Việt Nam, khám phá các địa điểm du lịch và làm quen với những con người Việt Nam cần cù chịu khó.
Vào thứ Ba, ngày 3/5, sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp Việt Nam, một phần của sự kiện “Ngày Việt Nam”. Lần đầu tiên nước đăng cai tổ chức Hội nghị thường niên ADB có cơ hội tổ chức chương trình này nhằm đáp ứng sự quan tâm của các doanh nhiệp và các cá nhân, và chúng tôi tin tưởng rằng chương trình sẽ là một cơ hội lớn cho đại diện của các doanh nghiệp để tìm hiểu về đầu tư và cơ hội kinh doanh tại Việt Nam./.
Xin cảm ơn ông! Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp!
Minh Thúy (Vietnam+)