Ngày 1/11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức hội thảo khởi động chương trình mở rộng phát triển khí sinh học.
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Diệp Kỉnh Tần cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn coi trọng đóng góp của ADB nhằm mở rộng chương trình khí sinh học trong phạm vi toàn quốc gắn với sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần khẳng định hoạt động chăn nuôi là lĩnh vực không thể thiếu để nâng cao thu nhập và chất lượng sống của nông dân, nhưng cùng với sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi là nguy cơ gia tăng ô nhiễm môi trường do chất thải vật nuôi.
Vì vậy, một trong những biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả nhất là các chương trình, dự án khí sinh học. Hàng trăm ngàn công trình khí sinh học đã và đang được xây dựng, mang lại lợi ích về môi trường, kinh tế-xã hội. Công trình khí sinh học còn tạo ra nguồn năng lượng sạch thay thế chất đốt truyền thống, giải quyết sinh kế cho người dân.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục đẩy mạnh phát triển chương trình khí sinh học thông qua các nguồn lực khác nhau và kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính.
Ông Ayumi Koinishi, Giám đốc ADB tại Việt Nam nhấn mạnh hội thảo lần này rất quan trọng, với nhiệm vụ đưa ra chương trình quan trọng cho khí sinh học theo từng giai đoạn và đánh giá giai đoạn nào, chương trình nào, hợp phần nào cần sự tài trợ của nước ngoài để chương trình khí sinh học thực sự mang lại hiệu quả.
ADB cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện chương trình khí sinh học.
Theo kết quả thống kê, tính đến năm 2010, cả nước có khoảng 8,5 triệu hộ gia đình hoạt động chăn nuôi, trong đó khoảng gần 6 triệu hộ có chuồng chăn nuôi nhưng số hộ chăn nuôi có công trình khí sinh học chỉ chiếm khoảng 20%...
Cùng với sự phát triển chăn nuôi, nhu cầu xây dựng công trình khí sinh học quy mô hộ gia đình và quy mô trang trại đang rất lớn, sẽ tạo kiều kiện để phát triển chương trình khí sinh học tại Việt Nam./.
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Diệp Kỉnh Tần cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn coi trọng đóng góp của ADB nhằm mở rộng chương trình khí sinh học trong phạm vi toàn quốc gắn với sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần khẳng định hoạt động chăn nuôi là lĩnh vực không thể thiếu để nâng cao thu nhập và chất lượng sống của nông dân, nhưng cùng với sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi là nguy cơ gia tăng ô nhiễm môi trường do chất thải vật nuôi.
Vì vậy, một trong những biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả nhất là các chương trình, dự án khí sinh học. Hàng trăm ngàn công trình khí sinh học đã và đang được xây dựng, mang lại lợi ích về môi trường, kinh tế-xã hội. Công trình khí sinh học còn tạo ra nguồn năng lượng sạch thay thế chất đốt truyền thống, giải quyết sinh kế cho người dân.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục đẩy mạnh phát triển chương trình khí sinh học thông qua các nguồn lực khác nhau và kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính.
Ông Ayumi Koinishi, Giám đốc ADB tại Việt Nam nhấn mạnh hội thảo lần này rất quan trọng, với nhiệm vụ đưa ra chương trình quan trọng cho khí sinh học theo từng giai đoạn và đánh giá giai đoạn nào, chương trình nào, hợp phần nào cần sự tài trợ của nước ngoài để chương trình khí sinh học thực sự mang lại hiệu quả.
ADB cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện chương trình khí sinh học.
Theo kết quả thống kê, tính đến năm 2010, cả nước có khoảng 8,5 triệu hộ gia đình hoạt động chăn nuôi, trong đó khoảng gần 6 triệu hộ có chuồng chăn nuôi nhưng số hộ chăn nuôi có công trình khí sinh học chỉ chiếm khoảng 20%...
Cùng với sự phát triển chăn nuôi, nhu cầu xây dựng công trình khí sinh học quy mô hộ gia đình và quy mô trang trại đang rất lớn, sẽ tạo kiều kiện để phát triển chương trình khí sinh học tại Việt Nam./.
Thu Hà (TTXVN/Vietnam+)