Ngày 3/5, trong một tuyên bố được phát đi tại Manila, Philippines, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Haruhiko Kuroda đã khuyến nghị các nước trong khu vực phải hành động ngay lập tức để giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Ông Kuroda nhấn mạnh: “Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của khu vực châu Á thường đi kèm với những lo ngại về suy thoái môi trường. Chúng ta đang ngày càng sử dụng nhiều hơn các nguồn tài nguyên. Nếu chúng ta không thay đổi, những nỗ lực để cải thiện đời sống con người và môi trường sẽ là vô ích."
Một nghiên cứu do ADB và Viện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADBI) đồng tiến hành mới đây, cho thấy châu Á-Thái Bình Dương là khu vực tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên lớn nhất thế giới kể từ giữa thập niên 1990. Nếu xu hướng này tiếp tục, lượng khí cácbon điôxít (CO2) mà các nước thải ra có thể tăng gấp ba vào năm 2050 gây nguy hại lớn cho hệ sinh thái của Trái Đất.
Vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng chính phủ các nước trong khu vực phải phối hợp tạo dựng một thị trường mua bán quyền phát thải khí CO2, từng bước hủy bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, đồng thời thiết lập một khu tự do thương mại châu Á cho các dịch vụ và công nghệ thải ít cácbon nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh trong khu vực.
Giới chuyên gia ước tính, các nước châu Á-Thái Bình Dương sẽ cần hơn 6.000 tỷ USD vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng năng lượng mới vào năm 2030./.
Ông Kuroda nhấn mạnh: “Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của khu vực châu Á thường đi kèm với những lo ngại về suy thoái môi trường. Chúng ta đang ngày càng sử dụng nhiều hơn các nguồn tài nguyên. Nếu chúng ta không thay đổi, những nỗ lực để cải thiện đời sống con người và môi trường sẽ là vô ích."
Một nghiên cứu do ADB và Viện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADBI) đồng tiến hành mới đây, cho thấy châu Á-Thái Bình Dương là khu vực tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên lớn nhất thế giới kể từ giữa thập niên 1990. Nếu xu hướng này tiếp tục, lượng khí cácbon điôxít (CO2) mà các nước thải ra có thể tăng gấp ba vào năm 2050 gây nguy hại lớn cho hệ sinh thái của Trái Đất.
Vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng chính phủ các nước trong khu vực phải phối hợp tạo dựng một thị trường mua bán quyền phát thải khí CO2, từng bước hủy bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, đồng thời thiết lập một khu tự do thương mại châu Á cho các dịch vụ và công nghệ thải ít cácbon nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh trong khu vực.
Giới chuyên gia ước tính, các nước châu Á-Thái Bình Dương sẽ cần hơn 6.000 tỷ USD vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng năng lượng mới vào năm 2030./.
(TTXVN)