Các nguồn tin từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đang rất nỗ lực tìm kiếm sự hợp tác của các nước tài trợ, nhằm tăng vốn cho Quỹ phát triển châu Á của ADB lên ít nhất 12 tỷ USD với mục tiêu đáp ứng nhu cầu tín dụng và hỗ trợ không hoàn lại cho những dự án ở các nước nghèo trong giai đoạn 2013-2016.
Tổng Giám đốc chiến lược và chính sách của ADB Kazu Sakai, cho hay ADB đã tăng tín dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng và xóa đói nghèo ở Lào và Mông Cổ, trong bối cảnh giá lương thực và hàng hóa tăng cao làm tổn thương các cộng đồng dân cư nghèo nhất ở khu vực này.
Các nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ cao ở châu Á dự kiến sẽ đóng góp lớn nhất vào nỗ lực tăng vốn của ADB, khi mà cuộc khủng hoảng nợ công ở các nền kinh tế phát triển hạn chế khả năng đóng góp của họ.
Châu Á dẫn đầu thế giới về tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm qua trong khi các nền kinh tế lớn như Mỹ và Tây Âu vẫn trì trệ và sa vào khủng hoảng nợ. Năm 2011, các nước đang phát triển ở châu Á tăng trưởng 7,9% trong năm 2011, so với chỉ 1,6% ở các nền kinh tế phát triển.
Được thành lập năm 1966 và hiện có 67 nền kinh tế thành viên, ADB hoạt động với mục tiêu nâng cao mức sống của người nghèo ở châu Á-Thái Bình Dương.
Theo số liệu của ADB, các nước ngoài khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm tới 40% (tương đương 4,2 tỷ USD) trong tổng nguồn tài chính 11,3 tỷ USD cho Quỹ phát triển châu Á; trong đó Mỹ chiếm 10%, Anh và Đức mỗi nước chiếm 4,8%.
Trong lần tăng vốn mới nhất của Quỹ vào năm 2008, các nước tài trợ đã cam kết tăng 60% tổng vốn của Quỹ, từ mức 7 tỷ USD năm 2008./.
Tổng Giám đốc chiến lược và chính sách của ADB Kazu Sakai, cho hay ADB đã tăng tín dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng và xóa đói nghèo ở Lào và Mông Cổ, trong bối cảnh giá lương thực và hàng hóa tăng cao làm tổn thương các cộng đồng dân cư nghèo nhất ở khu vực này.
Các nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ cao ở châu Á dự kiến sẽ đóng góp lớn nhất vào nỗ lực tăng vốn của ADB, khi mà cuộc khủng hoảng nợ công ở các nền kinh tế phát triển hạn chế khả năng đóng góp của họ.
Châu Á dẫn đầu thế giới về tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm qua trong khi các nền kinh tế lớn như Mỹ và Tây Âu vẫn trì trệ và sa vào khủng hoảng nợ. Năm 2011, các nước đang phát triển ở châu Á tăng trưởng 7,9% trong năm 2011, so với chỉ 1,6% ở các nền kinh tế phát triển.
Được thành lập năm 1966 và hiện có 67 nền kinh tế thành viên, ADB hoạt động với mục tiêu nâng cao mức sống của người nghèo ở châu Á-Thái Bình Dương.
Theo số liệu của ADB, các nước ngoài khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm tới 40% (tương đương 4,2 tỷ USD) trong tổng nguồn tài chính 11,3 tỷ USD cho Quỹ phát triển châu Á; trong đó Mỹ chiếm 10%, Anh và Đức mỗi nước chiếm 4,8%.
Trong lần tăng vốn mới nhất của Quỹ vào năm 2008, các nước tài trợ đã cam kết tăng 60% tổng vốn của Quỹ, từ mức 7 tỷ USD năm 2008./.
Anh Tuấn (TTXVN)