Ngày 27/6, Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ông Stephen Groff, cho biết ADB đã bắt đầu khởi động lại tiến trình cấp tín dụng cho Myanmar nhằm hỗ trợ nước này tiếp tục thực hiện tiến trình cải cách sâu rộng, thúc đẩy phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
Phát biểu trong chuyến thăm Myanmar 4 ngày, ông Stephen Groff cho biết ADB đang tìm hiểu các mục tiêu cũng như ưu tiên phát triển của Myanmar, đồng thời ADB cũng đang phối hợp với các đối tác khác để xác lập nền tảng phát triển cho Myanmar. Ông Stephen Groff là quan chức cấp cao ADB đầu tiên đến thăm Myanmar sau khi quốc gia Đông Nam Á này đẩy mạnh các chương trình cải cách từ đầu năm nay.
Dự kiến, trong thời gian ở thăm, ông Stephen Groff có các cuộc gặp với Tổng thống U Thein Sein; Bộ trưởng Tài chính, Công nghiệp, Kế hoạch và Phát triển Kinh tế; các nghị sỹ đối lập và đại diện các tổ chức phi chính phủ, thương mại, đầu tư.
Tại các cuộc gặp, ông Stephen Groff tập trung tìm hiểu về các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, giao thông vận tải, năng lượng, nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, giáo dục, phát triển đô thị, khu vực tư nhân, cung cấp nước và vệ sinh môi trường. Ngoài ra, ông cũng thảo luận với các đối tác chính phủ và đối tác phát triển nhằm xác định những lĩnh vực cần ưu tiên giúp đỡ ở Myanmar.
Cũng trong thời gian ở thăm, ông Stephen Groff sẽ đồng chủ trì Diễn đàn Hành lang Kinh tế Tiểu vùng Mekong (GMS) lần thứ tư nhằm thúc đẩy hành lang thương mại xuyên biên giới giữa các nước GMS.
Myanmar đang nợ ADB 500 triệu USD, cho dù ngân hàng này đã dừng mọi hoạt động cung cấp hỗ trợ tài chính cho Myanmar kể từ năm 1988.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày 27/6, Hội đồng Giám đốc ADB đã phê duyệt khoản tín dụng 350 triệu USD để giúp Philippines cải thiện môi trường kinh doanh.
Thông cáo báo chí của ADB cho biết số tiền trên nằm trong khuôn khổ “Chương trình thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh” cho các nước. Mặc dù Philippines đã cải thiện đáng kể năng lực cạnh tranh toàn cầu, song nước này vẫn thiếu nhiều quy định trong những lĩnh vực then chốt, chưa đầu tư đúng mức vào cơ sở hạ tầng và không phát huy được các tiềm năng sẵn có.
Vì vậy, trong thời gian tới, ADB sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động và Việc làm Philippines để khởi động chương trình hỗ trợ thanh niên tìm kiếm việc làm mang tên "Khởi nghiệp" (MyFirstJob). Theo kế hoạch, chương trình này sẽ được triển khai thí điểm vào năm 2013 thông qua việc cung cấp các dịch vụ tư vấn chọn nghề, trợ cấp đào tạo nghề và hỗ trợ những người sử dụng lao động. Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cũng thông báo sẽ hỗ trợ 100 triệu USD cho chương trình hỗ trợ thanh niên Philippines tìm kiếm việc làm.
Bên cạnh chương trình trên, ADB cũng sẽ triển khai các chương trình nâng cao chất lượng ngành du lịch, tăng cường hiệu quả hợp tác công tư./.
Phát biểu trong chuyến thăm Myanmar 4 ngày, ông Stephen Groff cho biết ADB đang tìm hiểu các mục tiêu cũng như ưu tiên phát triển của Myanmar, đồng thời ADB cũng đang phối hợp với các đối tác khác để xác lập nền tảng phát triển cho Myanmar. Ông Stephen Groff là quan chức cấp cao ADB đầu tiên đến thăm Myanmar sau khi quốc gia Đông Nam Á này đẩy mạnh các chương trình cải cách từ đầu năm nay.
Dự kiến, trong thời gian ở thăm, ông Stephen Groff có các cuộc gặp với Tổng thống U Thein Sein; Bộ trưởng Tài chính, Công nghiệp, Kế hoạch và Phát triển Kinh tế; các nghị sỹ đối lập và đại diện các tổ chức phi chính phủ, thương mại, đầu tư.
Tại các cuộc gặp, ông Stephen Groff tập trung tìm hiểu về các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, giao thông vận tải, năng lượng, nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, giáo dục, phát triển đô thị, khu vực tư nhân, cung cấp nước và vệ sinh môi trường. Ngoài ra, ông cũng thảo luận với các đối tác chính phủ và đối tác phát triển nhằm xác định những lĩnh vực cần ưu tiên giúp đỡ ở Myanmar.
Cũng trong thời gian ở thăm, ông Stephen Groff sẽ đồng chủ trì Diễn đàn Hành lang Kinh tế Tiểu vùng Mekong (GMS) lần thứ tư nhằm thúc đẩy hành lang thương mại xuyên biên giới giữa các nước GMS.
Myanmar đang nợ ADB 500 triệu USD, cho dù ngân hàng này đã dừng mọi hoạt động cung cấp hỗ trợ tài chính cho Myanmar kể từ năm 1988.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày 27/6, Hội đồng Giám đốc ADB đã phê duyệt khoản tín dụng 350 triệu USD để giúp Philippines cải thiện môi trường kinh doanh.
Thông cáo báo chí của ADB cho biết số tiền trên nằm trong khuôn khổ “Chương trình thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh” cho các nước. Mặc dù Philippines đã cải thiện đáng kể năng lực cạnh tranh toàn cầu, song nước này vẫn thiếu nhiều quy định trong những lĩnh vực then chốt, chưa đầu tư đúng mức vào cơ sở hạ tầng và không phát huy được các tiềm năng sẵn có.
Vì vậy, trong thời gian tới, ADB sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động và Việc làm Philippines để khởi động chương trình hỗ trợ thanh niên tìm kiếm việc làm mang tên "Khởi nghiệp" (MyFirstJob). Theo kế hoạch, chương trình này sẽ được triển khai thí điểm vào năm 2013 thông qua việc cung cấp các dịch vụ tư vấn chọn nghề, trợ cấp đào tạo nghề và hỗ trợ những người sử dụng lao động. Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cũng thông báo sẽ hỗ trợ 100 triệu USD cho chương trình hỗ trợ thanh niên Philippines tìm kiếm việc làm.
Bên cạnh chương trình trên, ADB cũng sẽ triển khai các chương trình nâng cao chất lượng ngành du lịch, tăng cường hiệu quả hợp tác công tư./.
(TTXVN)