Ngày 1/5, Ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna và người đồng cấp Afghanistan Zalmai Rassoul đang ở thăm Ấn Độ đã tiến hành cuộc hội đàm đầu tiên kể từ khi hai nước ký Hiệp định Chiến lược tháng 10/2011.
Tại cuộc gặp nhân chuyến thăm 3 ngày của Ngoại trưởng Rassoul, hai bên đã thảo luận về vấn đề đảm bảo an ninh tại Afghanistan sau thời điểm binh sĩ nước ngoài rút về nước và việc xây dựng quan hệ chiến lược giữa hai nước.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp, ông Rassoul cho biết Kabul sẽ tự chịu trách nhiệm về an ninh trong nước sau khi các binh sĩ nước ngoài rút khỏi Afghanistan vào năm 2014. Vì vậy, Kabul muốn thảo luận với New Delhi về việc đào tạo và trang bị cho các lực lượng vũ trang Afghanistan.
Đáp lại, Ngoại trưởng Krishna khẳng định an ninh của Afghanistan có ý nghĩa “quan trọng” đối với Ấn Độ vì an ninh của hai nước liên quan chặt chẽ với nhau.
Trước đó, Ấn Độ từng giúp đào tạo binh sĩ cho Afghanistan kể từ khi hai nước ký Hiệp định Chiến lược. Hiệp định này quy định rõ những lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm, trong đó có hợp tác thương mại, kinh tế, giáo dục, an ninh và chính trị. Hiện nhiều công ty của Ấn Độ cũng đang thực hiện các dự án đầu tư tại nước láng giềng Afghanistan.
Dự kiến trong thời gian ở thăm, Ngoại trưởng Rassoul cũng sẽ gặp Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và một số quan chức tài chính, an ninh của nước chủ nhà./.
Tại cuộc gặp nhân chuyến thăm 3 ngày của Ngoại trưởng Rassoul, hai bên đã thảo luận về vấn đề đảm bảo an ninh tại Afghanistan sau thời điểm binh sĩ nước ngoài rút về nước và việc xây dựng quan hệ chiến lược giữa hai nước.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp, ông Rassoul cho biết Kabul sẽ tự chịu trách nhiệm về an ninh trong nước sau khi các binh sĩ nước ngoài rút khỏi Afghanistan vào năm 2014. Vì vậy, Kabul muốn thảo luận với New Delhi về việc đào tạo và trang bị cho các lực lượng vũ trang Afghanistan.
Đáp lại, Ngoại trưởng Krishna khẳng định an ninh của Afghanistan có ý nghĩa “quan trọng” đối với Ấn Độ vì an ninh của hai nước liên quan chặt chẽ với nhau.
Trước đó, Ấn Độ từng giúp đào tạo binh sĩ cho Afghanistan kể từ khi hai nước ký Hiệp định Chiến lược. Hiệp định này quy định rõ những lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm, trong đó có hợp tác thương mại, kinh tế, giáo dục, an ninh và chính trị. Hiện nhiều công ty của Ấn Độ cũng đang thực hiện các dự án đầu tư tại nước láng giềng Afghanistan.
Dự kiến trong thời gian ở thăm, Ngoại trưởng Rassoul cũng sẽ gặp Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và một số quan chức tài chính, an ninh của nước chủ nhà./.
(TTXVN)