Ngày 23/11, làn sóng biểu tình phản đối sắc lệnh mới của Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi có dấu hiệu biến thành bạo lực khi đụng độ nổ ra giữa người biểu tình và lực lượng an ninh, trong khi một số văn phòng của Tổ chức Anh em Hồi giáo bị đốt cháy.
[Tổng thống Ai Cập bất ngờ ban hành hiến pháp mới]
Tại thủ đô Cairo, hàng nghìn người đã tập trung tại quảng trường Tahrir, nơi từng là trung tâm trong cuộc nổi dậy lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak.
Những người biểu tình đòi Tổng thống Morsi từ chức và cáo buộc tổng thống đã tiến hành đảo chính. Tình trạng hỗn loạn xảy ra khi người biểu tình ném đá vào lực lượng an ninh và phóng hỏa một ôtô của cảnh sát.
Truyền hình nhà nước đưa tin các trụ sở của Đảng Tự do và Công lý (FJP), nhánh chính trị của Tổ chức Anh em Hồi giáo, tại nhiều thành phố như Ismailiya, Port Said, Alexandria đã bị phóng hỏa.
Theo các nhân chứng, những người ủng hộ Tổ chức Anh em Hồi giáo đã bắn súng chỉ thiên để giải tán đám đông ở Port Said, trong khi cảnh sát bắn hơi cay vào đám đông đang tìm cách xông vào trụ sở FJP ở Alexandria.
Người đứng đầu lực lượng an ninh Alexandria thừa nhận tình hình tại thành phố này rất căng thẳng và cảnh sát đang cố gắng đảm bảo an toàn cho các trụ sở quan trọng.
Đụng độ cũng xảy ra giữa người biểu tình và cảnh sát tại thành phố nghỉ mát Sharm el-Sheikh. Lực lượng an ninh cảnh báo dòng người phản đối đang tiến về trụ sở chính của FJP ở thành phố Sidi Gaber.
Cùng ngày, cựu ứng cử viên tổng thống Hamden Sabbahi, thủ lĩnh một phong trào đối lập, cho biết tất cả các lực lượng chính trị tại Ai Cập đã nhất trí tiến hành cuộc biểu tình ngồi kéo dài một tuần, bắt đầu từ ngày 23/11, tại quảng trường Tahrir để yêu cầu Tổng thống Morsi rút lại tuyên bố hiến pháp mới.
Cho đến nay, có 26 phong trào chính trị nhất trí tham gia cuộc biểu tình trên.
Khủng hoảng xảy ra chỉ một ngày sau khi ông Morsi ban hành tuyên bố hiến pháp mới, trong đó quy định các cơ quan tư pháp không có quyền giải tán Hội đồng lập hiến hoặc Hội đồng Shura (Thượng viện), đồng thời không có quyền phủ quyết, bãi bỏ hoặc sửa đổi bất cứ điều luật, tuyên bố hay sắc lệnh nào do Tổng thống Morsi ban hành kể từ khi ông nhậm chức ngày 30/6 vừa qua cho đến khi Hiến pháp mới được phê duyệt và Quốc hội mới được bầu ra.
Trong khi những người ủng hộ cho rằng động thái này sẽ giúp chấm dứt tình trạng hỗn loạn thì những người phản đối chỉ trích đó là hành động thâu tóm quyền lực, biến tổng thống trở thành nhà độc tài.
Cộng đồng quốc tế đã bày tỏ quan ngại về tuyên bố hiến pháp mới của Tổng thống Ai Cập.
Rupert Colville, phát ngôn viên của người đứng đầu Cao ủy Liên hợp quốc về Nhân quyền (UNHRC), cho rằng sắc lệnh của Tổng thống Ai Cập làm gia tăng quan ngại về sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Trong một cuộc họp báo cùng ngày của UNHRC tại Geneva, Thụy Sĩ, ông Colville cảnh báo tình hình trên có thể sẽ gây ra những bất ổn tại Ai Cập trong thời gian tới.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cũng cho rằng hành động thâu tóm quyền lực của ông Morsi là một vấn đề đáng quan ngại đối với người dân Ai Cập và cộng đồng quốc tế.
Bà kêu gọi tất cả các đảng phái chính trị ở Ai Cập bình tĩnh và hợp tác để giải quyết bất đồng một cách hòa bình thông qua tiến trình đối thoại dân chủ.
Từ Brussels (Bỉ), người phát ngôn của Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton cho rằng giới lãnh đạo Ai Cập cần phải hoàn tất tiến trình dân chủ phù hợp với cam kết trước đó.
Đồng thời bà kêu gọi Tổng thống Morsi đảm bảo hoạt động độc lập của các hệ thống quyền lực, sự độc lập của ngành tư pháp, bảo vệ các giá trị cơ bản và tiến hành cuộc bầu cử quốc hội trong thời gian sớm nhất.
Bất chấp làn sóng phản đối, ngày 23/11, Tổng thống Morsi khẳng định Ai Cập đang trên con đường tự do, dân chủ và tất cả những gì ông đang làm là vì lợi ích quốc gia.
Theo kế hoạch, các thẩm phán Ai Cập sẽ nhóm họp trong ngày 24/11 để bàn về sắc lệnh của Tổng thống Morsi. Các thẩm phán có thể dọa đình công, một động thái được cho là sẽ làm tê liệt hệ thống tư pháp.
Dư luận đang lo ngại tuyên bố hiến pháp mới của Tổng thống Ai Cập sẽ khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa các phe phái và làm tình hình tại quốc gia này thêm căng thẳng./.
[Tổng thống Ai Cập bất ngờ ban hành hiến pháp mới]
Tại thủ đô Cairo, hàng nghìn người đã tập trung tại quảng trường Tahrir, nơi từng là trung tâm trong cuộc nổi dậy lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak.
Những người biểu tình đòi Tổng thống Morsi từ chức và cáo buộc tổng thống đã tiến hành đảo chính. Tình trạng hỗn loạn xảy ra khi người biểu tình ném đá vào lực lượng an ninh và phóng hỏa một ôtô của cảnh sát.
Truyền hình nhà nước đưa tin các trụ sở của Đảng Tự do và Công lý (FJP), nhánh chính trị của Tổ chức Anh em Hồi giáo, tại nhiều thành phố như Ismailiya, Port Said, Alexandria đã bị phóng hỏa.
Theo các nhân chứng, những người ủng hộ Tổ chức Anh em Hồi giáo đã bắn súng chỉ thiên để giải tán đám đông ở Port Said, trong khi cảnh sát bắn hơi cay vào đám đông đang tìm cách xông vào trụ sở FJP ở Alexandria.
Người đứng đầu lực lượng an ninh Alexandria thừa nhận tình hình tại thành phố này rất căng thẳng và cảnh sát đang cố gắng đảm bảo an toàn cho các trụ sở quan trọng.
Đụng độ cũng xảy ra giữa người biểu tình và cảnh sát tại thành phố nghỉ mát Sharm el-Sheikh. Lực lượng an ninh cảnh báo dòng người phản đối đang tiến về trụ sở chính của FJP ở thành phố Sidi Gaber.
Cùng ngày, cựu ứng cử viên tổng thống Hamden Sabbahi, thủ lĩnh một phong trào đối lập, cho biết tất cả các lực lượng chính trị tại Ai Cập đã nhất trí tiến hành cuộc biểu tình ngồi kéo dài một tuần, bắt đầu từ ngày 23/11, tại quảng trường Tahrir để yêu cầu Tổng thống Morsi rút lại tuyên bố hiến pháp mới.
Cho đến nay, có 26 phong trào chính trị nhất trí tham gia cuộc biểu tình trên.
Khủng hoảng xảy ra chỉ một ngày sau khi ông Morsi ban hành tuyên bố hiến pháp mới, trong đó quy định các cơ quan tư pháp không có quyền giải tán Hội đồng lập hiến hoặc Hội đồng Shura (Thượng viện), đồng thời không có quyền phủ quyết, bãi bỏ hoặc sửa đổi bất cứ điều luật, tuyên bố hay sắc lệnh nào do Tổng thống Morsi ban hành kể từ khi ông nhậm chức ngày 30/6 vừa qua cho đến khi Hiến pháp mới được phê duyệt và Quốc hội mới được bầu ra.
Trong khi những người ủng hộ cho rằng động thái này sẽ giúp chấm dứt tình trạng hỗn loạn thì những người phản đối chỉ trích đó là hành động thâu tóm quyền lực, biến tổng thống trở thành nhà độc tài.
Cộng đồng quốc tế đã bày tỏ quan ngại về tuyên bố hiến pháp mới của Tổng thống Ai Cập.
Rupert Colville, phát ngôn viên của người đứng đầu Cao ủy Liên hợp quốc về Nhân quyền (UNHRC), cho rằng sắc lệnh của Tổng thống Ai Cập làm gia tăng quan ngại về sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Trong một cuộc họp báo cùng ngày của UNHRC tại Geneva, Thụy Sĩ, ông Colville cảnh báo tình hình trên có thể sẽ gây ra những bất ổn tại Ai Cập trong thời gian tới.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cũng cho rằng hành động thâu tóm quyền lực của ông Morsi là một vấn đề đáng quan ngại đối với người dân Ai Cập và cộng đồng quốc tế.
Bà kêu gọi tất cả các đảng phái chính trị ở Ai Cập bình tĩnh và hợp tác để giải quyết bất đồng một cách hòa bình thông qua tiến trình đối thoại dân chủ.
Từ Brussels (Bỉ), người phát ngôn của Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton cho rằng giới lãnh đạo Ai Cập cần phải hoàn tất tiến trình dân chủ phù hợp với cam kết trước đó.
Đồng thời bà kêu gọi Tổng thống Morsi đảm bảo hoạt động độc lập của các hệ thống quyền lực, sự độc lập của ngành tư pháp, bảo vệ các giá trị cơ bản và tiến hành cuộc bầu cử quốc hội trong thời gian sớm nhất.
Bất chấp làn sóng phản đối, ngày 23/11, Tổng thống Morsi khẳng định Ai Cập đang trên con đường tự do, dân chủ và tất cả những gì ông đang làm là vì lợi ích quốc gia.
Theo kế hoạch, các thẩm phán Ai Cập sẽ nhóm họp trong ngày 24/11 để bàn về sắc lệnh của Tổng thống Morsi. Các thẩm phán có thể dọa đình công, một động thái được cho là sẽ làm tê liệt hệ thống tư pháp.
Dư luận đang lo ngại tuyên bố hiến pháp mới của Tổng thống Ai Cập sẽ khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa các phe phái và làm tình hình tại quốc gia này thêm căng thẳng./.
(TTXVN)