Nếu trở thành Tổng thống Ai Cập, ông Hazem Abou Ismail, một người thuộc dòng Hồi giáo Salafist, sẽ cấm nam nữ làm việc chung và bán rượu. Những người theo trào lưu chính thống được cổ vũ bởi sự thắng thế của lực lượng Hồi giáo trong cuộc bầu cử quốc hội đã đưa ra những tuyên bố gây ra sự tranh luận gay gắt trong xã hội Ai Cập.
Vào thời điểm mà Tổ chức "Anh em Hồi giáo" được cho là đang dẫn đầu trong cuộc bầu cử quốc hội đang tìm cách làm cho người thế tục và người theo đạo Thiên Chúa giáo yên tâm, thì một số người thuộc dòng Hồi giáo Salafist đã không ngần ngại bày tỏ công khai tư tưởng của họ.
Ông Ismail, một ứng cử viên độc lập trong cuộc chạy đua vào chức vụ Tổng thống, đã khẳng định, chính phủ mới sẽ tạo ra bầu không khí tạo thuận lợi hóa cho việc phụ nữ phải trùm khăn trong một đất nước rất bảo thủ. Ông Ismail, cựu thành viên của Tổ chức "Anh em Hồi giáo" cũng nói thêm rằng sẽ không cho phép con trai mính lấy một phụ nữ không trùm khăn vì đó sẽ không phải là một người mẹ đứng đắn.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình tư nhân CBC tối ngày 1/2, ông Ismail nói: "Tôi sẽ không cho phép nam nữ thanh niên ngồi bên nhau ở nơi công cộng vì điều đó trái với truyền thống xã hội," đồng thời cho rằng nam nữ làm việc chung tại công sở là điều không thể chấp nhận được và rằng nếu được bầu sẽ cấm bán và sản xuất rượu, nhưng để cho công dân được tự do uống rượu tại nhà.
Tuy nhiên, những tuyên bố của ông Ismail đã gây ra sự giận dữ cho những thanh niên trên các trang mạn xã hội như Twitter và Facebook. Cộng đồng của 2 trang mạng đã tập hợp nhau lại và kêu gọi tẩy chay ông Ismail. Một người sử dụng Twitter viết: "Hazem Abou Ismail là một thằng hề. Nhưng 25% cử tri đã bỏ phiếu cho ông ta, tôi hy vọng đó là bởi vì họ không có bất cứ kinh nghiệm chính trị nào." Một người khác thì viết: "Sẽ ra đi nếu chúng ta trở thành một Afghanistan mới. Nếu Abou Ismail trở thành Tổng thống, tôi sẽ chết."
Rất nhiều người đã chống lại các đảng Hồi giáo, đồng thời cáo buộc những đảng này đã đánh cắp cuộc cách mạng của họ, sự kiện đã làm nên cuộc lật đổ chế độ Tổng thống Hosni Mubarak hồi đầu năm nay. Faten khẳng định: "Bố tôi, một người thế tục đã không bị thiệt mạng trong cuộc cách mạng hồi đầu năm để Ai Cập bỏ phiếu cho một Hazem Abou Ismail. Không, không, 1.000 lần không."
Trong khi đó, ông Mohamed Nour, người phát ngôn của đảng Hồi giáo Salafist Al-Nour, đã tố cáo một chiến dịch bôi nhọ và vu không những người Hồi giáo dòng Salafist. Cuộc tranh luận nảy lửa đã nổ ra khi ứng cử viên Abdel Monem Al-Chahhat, một người Hồi giáo dòng Salafist đã công kích nhà văn Ai Cập Naguib Mahfouz (1911-2006), một biểu tượng văn học của thế giới Arập và đã giành giải thưởng Nobel văn học năm 1988.
Ông Al-Chahhat đã khẳng định rằng nhà văn lỗi lạc này đã cổ suý cho những tệ nạn xã hội vì những tiểu thuyết của nhà văn chỉ tập trung vào vấn đề ma túy và mại dâm, và dựa trên triết học vô thần, điều này gây ra một sự phản đối tập thể từ các nhân sỹ trí thức Ai Cập.
Nhật báo độc lập Al Masri al Yom dẫn lời nhà văn Ibrahim Abdel Majid nói: "Nếu ông Al-Chahhat có thể bắt giữ nhà văn Naguib Mahfouz, ông ta đã làm điều này. Nếu ông ta giành được ghế trong quốc hội, chắc chắn sẽ có trận chiến thực sự tại quốc hội."
Về phần mình, nhà phê bình văn học Salah Fadl cho rằng ông Al-Chahhat cần phải biết rằng văn chương và nghệ thuật không thể bị đánh giá theo những tiêu chí tôn giáo. Ông Al-Chahhat cần phải theo sát các trào lưu văn chương để biết rằng thơ tình và tình dục đều thuộc về thơ. Và những tuyên bố của ông ta là dốt nát và sai sót./.
Vào thời điểm mà Tổ chức "Anh em Hồi giáo" được cho là đang dẫn đầu trong cuộc bầu cử quốc hội đang tìm cách làm cho người thế tục và người theo đạo Thiên Chúa giáo yên tâm, thì một số người thuộc dòng Hồi giáo Salafist đã không ngần ngại bày tỏ công khai tư tưởng của họ.
Ông Ismail, một ứng cử viên độc lập trong cuộc chạy đua vào chức vụ Tổng thống, đã khẳng định, chính phủ mới sẽ tạo ra bầu không khí tạo thuận lợi hóa cho việc phụ nữ phải trùm khăn trong một đất nước rất bảo thủ. Ông Ismail, cựu thành viên của Tổ chức "Anh em Hồi giáo" cũng nói thêm rằng sẽ không cho phép con trai mính lấy một phụ nữ không trùm khăn vì đó sẽ không phải là một người mẹ đứng đắn.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình tư nhân CBC tối ngày 1/2, ông Ismail nói: "Tôi sẽ không cho phép nam nữ thanh niên ngồi bên nhau ở nơi công cộng vì điều đó trái với truyền thống xã hội," đồng thời cho rằng nam nữ làm việc chung tại công sở là điều không thể chấp nhận được và rằng nếu được bầu sẽ cấm bán và sản xuất rượu, nhưng để cho công dân được tự do uống rượu tại nhà.
Tuy nhiên, những tuyên bố của ông Ismail đã gây ra sự giận dữ cho những thanh niên trên các trang mạn xã hội như Twitter và Facebook. Cộng đồng của 2 trang mạng đã tập hợp nhau lại và kêu gọi tẩy chay ông Ismail. Một người sử dụng Twitter viết: "Hazem Abou Ismail là một thằng hề. Nhưng 25% cử tri đã bỏ phiếu cho ông ta, tôi hy vọng đó là bởi vì họ không có bất cứ kinh nghiệm chính trị nào." Một người khác thì viết: "Sẽ ra đi nếu chúng ta trở thành một Afghanistan mới. Nếu Abou Ismail trở thành Tổng thống, tôi sẽ chết."
Rất nhiều người đã chống lại các đảng Hồi giáo, đồng thời cáo buộc những đảng này đã đánh cắp cuộc cách mạng của họ, sự kiện đã làm nên cuộc lật đổ chế độ Tổng thống Hosni Mubarak hồi đầu năm nay. Faten khẳng định: "Bố tôi, một người thế tục đã không bị thiệt mạng trong cuộc cách mạng hồi đầu năm để Ai Cập bỏ phiếu cho một Hazem Abou Ismail. Không, không, 1.000 lần không."
Trong khi đó, ông Mohamed Nour, người phát ngôn của đảng Hồi giáo Salafist Al-Nour, đã tố cáo một chiến dịch bôi nhọ và vu không những người Hồi giáo dòng Salafist. Cuộc tranh luận nảy lửa đã nổ ra khi ứng cử viên Abdel Monem Al-Chahhat, một người Hồi giáo dòng Salafist đã công kích nhà văn Ai Cập Naguib Mahfouz (1911-2006), một biểu tượng văn học của thế giới Arập và đã giành giải thưởng Nobel văn học năm 1988.
Ông Al-Chahhat đã khẳng định rằng nhà văn lỗi lạc này đã cổ suý cho những tệ nạn xã hội vì những tiểu thuyết của nhà văn chỉ tập trung vào vấn đề ma túy và mại dâm, và dựa trên triết học vô thần, điều này gây ra một sự phản đối tập thể từ các nhân sỹ trí thức Ai Cập.
Nhật báo độc lập Al Masri al Yom dẫn lời nhà văn Ibrahim Abdel Majid nói: "Nếu ông Al-Chahhat có thể bắt giữ nhà văn Naguib Mahfouz, ông ta đã làm điều này. Nếu ông ta giành được ghế trong quốc hội, chắc chắn sẽ có trận chiến thực sự tại quốc hội."
Về phần mình, nhà phê bình văn học Salah Fadl cho rằng ông Al-Chahhat cần phải biết rằng văn chương và nghệ thuật không thể bị đánh giá theo những tiêu chí tôn giáo. Ông Al-Chahhat cần phải theo sát các trào lưu văn chương để biết rằng thơ tình và tình dục đều thuộc về thơ. Và những tuyên bố của ông ta là dốt nát và sai sót./.
Thanh Bình/Cairo (Vietnam+)