Ngày 27/11, Chủ tịch Hội đồng Tối cao Các lực lượng vũ trang (CSFA) cầm quyền ở Ai Cập, Nguyên soái Hussein Tantawi cảnh báo "hậu quả cực kỳ nghiêm trọng" nếu đất nước này không vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay, đồng thời kêu gọi cử tri tham gia cuộc bầu cử quốc hội ngày 28/11.
Phát biểu trên hãng thông tấn chính thức của Ai Cập, ông Tantawi bác bỏ những lời kêu gọi ông và các tướng lĩnh khác trong CSFA từ chức, đồng thời cảnh báo không ai được phép gây sức ép lên các lực lượng vũ trang.
[Ông El-Baradei tỏ ý từ bỏ tranh cử tổng thống Ai Cập]
Ông yêu cầu các nhà lãnh đạo như Mohamed ElBaradei và Amr Mussa ủng hộ Thủ tướng mới được bổ nhiệm Kamal al-Ganzuri. Ông cũng cáo buộc "các bàn tay nước ngoài" đứng đằng sau làn sóng hỗn loạn gần đây.
Cảnh báo của ông Tantawi được đưa ra trong bối cảnh hàng nghìn người đã biểu tình đêm thứ 9 liên tiếp tại Quảng trường Tahrir nhằm phản đối quyết định bổ nhiệm Thủ tướng, đòi chấm dứt chế độ cầm quyền quân sự tại Ai Cập, và yêu cầu ông Tantawi cùng các tướng lĩnh CSFA trở về doanh trại của mình để nhường chỗ cho một hội đồng tổng thống dân sự và một chính phủ "bảo vệ dân tộc" điều hành đất nước cho tới khi có một tổng thống được dân bầu. Các cuộc đụng độ đã làm ít nhất 41 người thiệt mạng và hơn 2.000 người bị thương.
Cùng ngày, phát biểu với truyền thông trong nước, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Claude Gueant nêu rõ: "Giới lãnh đạo Ai Cập cần thiết lập trật tự công cộng bằng cách khác và đã đến lúc họ phải chuyển giao quyền lực cho nhân dân."
Trong một diễn biến liên quan, tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) tại Ai Cập kêu gọi CSFA giao nhiệm vụ thành lập chính phủ mới cho tổ chức này nếu họ nhận được nhiều phiếu ủng hộ nhất trong cuộc bầu cử ngày 28/11. Người phát ngôn của MB, Mahmud Ghozlan giải thích: "Chính phủ mới phải đại diện cho nhân dân."
Theo giới phân tích, tổ chức "Anh em Hồi giáo" dự kiến sẽ giành được kết quả cao thông qua việc mới đây họ đã thành lập Đảng Tự do và Công lý./.
Phát biểu trên hãng thông tấn chính thức của Ai Cập, ông Tantawi bác bỏ những lời kêu gọi ông và các tướng lĩnh khác trong CSFA từ chức, đồng thời cảnh báo không ai được phép gây sức ép lên các lực lượng vũ trang.
[Ông El-Baradei tỏ ý từ bỏ tranh cử tổng thống Ai Cập]
Ông yêu cầu các nhà lãnh đạo như Mohamed ElBaradei và Amr Mussa ủng hộ Thủ tướng mới được bổ nhiệm Kamal al-Ganzuri. Ông cũng cáo buộc "các bàn tay nước ngoài" đứng đằng sau làn sóng hỗn loạn gần đây.
Cảnh báo của ông Tantawi được đưa ra trong bối cảnh hàng nghìn người đã biểu tình đêm thứ 9 liên tiếp tại Quảng trường Tahrir nhằm phản đối quyết định bổ nhiệm Thủ tướng, đòi chấm dứt chế độ cầm quyền quân sự tại Ai Cập, và yêu cầu ông Tantawi cùng các tướng lĩnh CSFA trở về doanh trại của mình để nhường chỗ cho một hội đồng tổng thống dân sự và một chính phủ "bảo vệ dân tộc" điều hành đất nước cho tới khi có một tổng thống được dân bầu. Các cuộc đụng độ đã làm ít nhất 41 người thiệt mạng và hơn 2.000 người bị thương.
Cùng ngày, phát biểu với truyền thông trong nước, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Claude Gueant nêu rõ: "Giới lãnh đạo Ai Cập cần thiết lập trật tự công cộng bằng cách khác và đã đến lúc họ phải chuyển giao quyền lực cho nhân dân."
Trong một diễn biến liên quan, tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) tại Ai Cập kêu gọi CSFA giao nhiệm vụ thành lập chính phủ mới cho tổ chức này nếu họ nhận được nhiều phiếu ủng hộ nhất trong cuộc bầu cử ngày 28/11. Người phát ngôn của MB, Mahmud Ghozlan giải thích: "Chính phủ mới phải đại diện cho nhân dân."
Theo giới phân tích, tổ chức "Anh em Hồi giáo" dự kiến sẽ giành được kết quả cao thông qua việc mới đây họ đã thành lập Đảng Tự do và Công lý./.
(TTXVN/Vietnam+)