Mặt trận Cứu quốc (NSF), liên minh đối lập chính tại Ai Cập, ngày 27/2 một lần nữa tái khẳng định sẽ không tham gia vào cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới khi bác bỏ kêu gọi của Bộ Ngoại giao Mỹ, cho rằng việc Bộ Ngoại giao Mỹ hối thúc lực lượng này ra tranh cử Quốc hội là "nỗ lực nhằm tạo tính hợp pháp cho chính quyền Tổng thống Mohammed Morsi."
Trong tuyên bố đưa ra trên mạng xã hội Twitter, lãnh đạo NSF và Chủ tịch Đảng Hiến pháp Mohamed ElBaradei tuyên bố người dân Ai Cập sẽ không hành động dưới bất kỳ sức ép nào dù ở bên trong hay bên ngoài.
Một nhà lãnh đạo khác cùa NSF Meguid Abdel Wahid cũng khẳng định liên minh này sẽ không thay đổi quyết định, đồng thời cho rằng chính quyền Mỹ không nên can thiệp vào các công việc nội bộ của Ai Cập.
NFS đưa ra phản ứng trên sau khi các quan chức Mỹ ngày 26/2 kêu gọi NSF tham gia cuộc bầu cử Quốc hội dự kiến diễn ra vào ngày 22/4 tới.
Phát biểu họp báo tại thủ đô Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Edgar Vasquez tuyên bố Mỹ khuyến khích tất cả các đảng phái và các ứng cử viên tiềm năng tại Ai Cập tham gia tranh cử bởi đây là cơ hội để các công dân khẳng định tiếng nói của mình.
Trước đó, NSF tuyên bố sẽ không tham gia cuộc tổng tuyển cử với lý do bầu không khí hiện nay "không thích hợp" để tổ chức bầu cử. Một lãnh đạo của liên minh này nói: "NSF không thể tham gia bầu cử Quốc hội nếu như không có luật bầu cử công bằng và một chính phủ công minh."
Liên minh này cũng không tham gia cuộc đối thoại dân tộc hôm 26/2 theo đề nghị của Tổng thống Morsi, người hiện đang có tỷ lệ ủng hộ giảm xuống mức kỷ lục.
Theo kết quả thăm dò dư luận do Trung tâm nghiên cứu dư luận Ai Cập tiến hành, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Morsi hiện đã xuống mức thấp nhất so với con số 78% sau 100 ngày cầm quyền đầu tiên.
Trong cuộc thăm dò từ ngày 18-19/2 trên toàn quốc, chỉ có 35% số người được hỏi nói rằng sẽ bỏ phiếu cho ông Morsi nếu cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức ngay vào thời điểm này.
Trong khi đó, số người ủng hộ NSF cũng ở mức 35%, với số phiếu dành cho các nhà lãnh đạo đảng này lần lượt là 19% dành cho ông Amr Moussa, 12% cho ông Hamdeen Sabbahi và 6% dành cho ông ElBaradei.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày 27/2, lãnh đạo nhóm Hồi giáo Salafi của Ai Cập, Hazem Salah Abu-Ismail đã công bố thành lập chính đảng mới mang tên Salafist Raya.
Ông Abu-Ismail cho biết chưa nộp đơn đăng ký hoạt động lên Ủy ban các chính đảng thuộc Tòa án Tối cao, nhưng ông vẫn hy vọng sẽ kịp giới thiệu các ứng cử viên tranh cử Quốc hội vào tháng Tư tới./.
Trong tuyên bố đưa ra trên mạng xã hội Twitter, lãnh đạo NSF và Chủ tịch Đảng Hiến pháp Mohamed ElBaradei tuyên bố người dân Ai Cập sẽ không hành động dưới bất kỳ sức ép nào dù ở bên trong hay bên ngoài.
Một nhà lãnh đạo khác cùa NSF Meguid Abdel Wahid cũng khẳng định liên minh này sẽ không thay đổi quyết định, đồng thời cho rằng chính quyền Mỹ không nên can thiệp vào các công việc nội bộ của Ai Cập.
NFS đưa ra phản ứng trên sau khi các quan chức Mỹ ngày 26/2 kêu gọi NSF tham gia cuộc bầu cử Quốc hội dự kiến diễn ra vào ngày 22/4 tới.
Phát biểu họp báo tại thủ đô Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Edgar Vasquez tuyên bố Mỹ khuyến khích tất cả các đảng phái và các ứng cử viên tiềm năng tại Ai Cập tham gia tranh cử bởi đây là cơ hội để các công dân khẳng định tiếng nói của mình.
Trước đó, NSF tuyên bố sẽ không tham gia cuộc tổng tuyển cử với lý do bầu không khí hiện nay "không thích hợp" để tổ chức bầu cử. Một lãnh đạo của liên minh này nói: "NSF không thể tham gia bầu cử Quốc hội nếu như không có luật bầu cử công bằng và một chính phủ công minh."
Liên minh này cũng không tham gia cuộc đối thoại dân tộc hôm 26/2 theo đề nghị của Tổng thống Morsi, người hiện đang có tỷ lệ ủng hộ giảm xuống mức kỷ lục.
Theo kết quả thăm dò dư luận do Trung tâm nghiên cứu dư luận Ai Cập tiến hành, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Morsi hiện đã xuống mức thấp nhất so với con số 78% sau 100 ngày cầm quyền đầu tiên.
Trong cuộc thăm dò từ ngày 18-19/2 trên toàn quốc, chỉ có 35% số người được hỏi nói rằng sẽ bỏ phiếu cho ông Morsi nếu cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức ngay vào thời điểm này.
Trong khi đó, số người ủng hộ NSF cũng ở mức 35%, với số phiếu dành cho các nhà lãnh đạo đảng này lần lượt là 19% dành cho ông Amr Moussa, 12% cho ông Hamdeen Sabbahi và 6% dành cho ông ElBaradei.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày 27/2, lãnh đạo nhóm Hồi giáo Salafi của Ai Cập, Hazem Salah Abu-Ismail đã công bố thành lập chính đảng mới mang tên Salafist Raya.
Ông Abu-Ismail cho biết chưa nộp đơn đăng ký hoạt động lên Ủy ban các chính đảng thuộc Tòa án Tối cao, nhưng ông vẫn hy vọng sẽ kịp giới thiệu các ứng cử viên tranh cử Quốc hội vào tháng Tư tới./.
(TTXVN)