Phát biểu tại cuộc họp báo chung ở Berlin ngày 30/1 sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsi cam kết sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp mới được ban bố ở ba thành phố tại Ai Cập, khi tình trạng ở đây được ổn định.
Ông Morsi khẳng định ông không phải là người bài Do Thái với tư cách là một tôn giáo cũng như không chống lại người Do Thái, nhưng từ chối rút lại những phát biểu bị coi là bài Do Thái trước khi nhậm chức, vì cho rằng với tư cách là một người Hồi giáo, ông phải tin vào những lời tiên tri của tôn giáo này.
Ông đánh giá cao quan hệ với Đức, cho rằng đây là mối quan hệ hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Ông Morsi cũng bác bỏ kiến nghị thành lập chính phủ gồm tất cả các đảng phái như một bộ phận phe đối lập đề nghị.
[Ai Cập: Xung đột chính trị dẫn tới sụp đổ đất nước]
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, hai bên đã thảo luận rất tích cực, những vẫn còn những bất đồng. Chính phủ Đức quan tâm tới sự thành công của quá trình chuyển biến ở Ai Cập và nhấn mạnh tới ý nghĩa của sự phát triển kinh tế đối với sự ổn định chính trị. Bà Merkel đề nghị Tổng thống Morsi tiếp tục đối thoại với tất cả các lực lượng chính trị, tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo.
Sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Merkel, Tổng thống Ai Cập Morsi đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle và Ủy ban Đối ngoai Quốc hội Đức, thảo luận với Bộ trưởng Kinh tế Đức Philipp Roesler về tình hình kinh tế Ai Cập. Hiện tại, Ai Cập đang nợ Đức 2,5 tỷ euro.
Trong thời gian chuyến thăm Đức của Tổng thống Morsi, lần đầu tiên Ủy ban Kinh tế hỗn hợp Đức- Ai Cập đã họp tại Bộ Kinh tế Đức với sự tham gia của 150 đại diện Ai Cập và 160 đại diện kinh tế Đức.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Philipp Roesler cho rằng một nền kinh tế mạnh là cần thiết đối với sự ổn định của nền dân chủ. Cuộc đối thoại trong Ủy ban kinh tế hỗn hợp này là phần đóng góp của Đức vào xây dựng kinh tế Ai Cập.
Do tình hình bất ổn trong nước, Tổng thống Ai Cập Morsi đã hủy bỏ kế hoạch thăm Pháp, rút ngắn kế hoạch thăm Đức, trong đó hủy bỏ kế hoạch gặp Tổng thống Đức Joachim Gauck.
Trong thời gian Tổng thống Ai Cập Morsi thăm Đức, an ninh đã được tăng cường để phòng ngừa khủng bố. Tại nhiều nơi ở Berlin đã diễn ra các cuộc biểu tình phản đối cũng như ủng hộ ông Morsi./.
Ông Morsi khẳng định ông không phải là người bài Do Thái với tư cách là một tôn giáo cũng như không chống lại người Do Thái, nhưng từ chối rút lại những phát biểu bị coi là bài Do Thái trước khi nhậm chức, vì cho rằng với tư cách là một người Hồi giáo, ông phải tin vào những lời tiên tri của tôn giáo này.
Ông đánh giá cao quan hệ với Đức, cho rằng đây là mối quan hệ hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Ông Morsi cũng bác bỏ kiến nghị thành lập chính phủ gồm tất cả các đảng phái như một bộ phận phe đối lập đề nghị.
[Ai Cập: Xung đột chính trị dẫn tới sụp đổ đất nước]
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, hai bên đã thảo luận rất tích cực, những vẫn còn những bất đồng. Chính phủ Đức quan tâm tới sự thành công của quá trình chuyển biến ở Ai Cập và nhấn mạnh tới ý nghĩa của sự phát triển kinh tế đối với sự ổn định chính trị. Bà Merkel đề nghị Tổng thống Morsi tiếp tục đối thoại với tất cả các lực lượng chính trị, tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo.
Sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Merkel, Tổng thống Ai Cập Morsi đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle và Ủy ban Đối ngoai Quốc hội Đức, thảo luận với Bộ trưởng Kinh tế Đức Philipp Roesler về tình hình kinh tế Ai Cập. Hiện tại, Ai Cập đang nợ Đức 2,5 tỷ euro.
Trong thời gian chuyến thăm Đức của Tổng thống Morsi, lần đầu tiên Ủy ban Kinh tế hỗn hợp Đức- Ai Cập đã họp tại Bộ Kinh tế Đức với sự tham gia của 150 đại diện Ai Cập và 160 đại diện kinh tế Đức.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Philipp Roesler cho rằng một nền kinh tế mạnh là cần thiết đối với sự ổn định của nền dân chủ. Cuộc đối thoại trong Ủy ban kinh tế hỗn hợp này là phần đóng góp của Đức vào xây dựng kinh tế Ai Cập.
Do tình hình bất ổn trong nước, Tổng thống Ai Cập Morsi đã hủy bỏ kế hoạch thăm Pháp, rút ngắn kế hoạch thăm Đức, trong đó hủy bỏ kế hoạch gặp Tổng thống Đức Joachim Gauck.
Trong thời gian Tổng thống Ai Cập Morsi thăm Đức, an ninh đã được tăng cường để phòng ngừa khủng bố. Tại nhiều nơi ở Berlin đã diễn ra các cuộc biểu tình phản đối cũng như ủng hộ ông Morsi./.
Văn Long/Berlin (Vietnam+)