Thủ tướng Algeria Ahmed Ouyahia ngày 16/2 tuyên bố tình trạng khẩn cấp áp dụng trong 19 năm qua ở nước này sẽ được dỡ bỏ trước cuối tháng Hai này.
Tuyên bố trên được Thủ tướng Ouyahia đưa ra tại cuộc họp cấp cao của liên minh 3 đảng trong chính phủ. Ông cũng cho biết một số biện pháp quan trọng liên quan đến việc làm, nhà ở và quản lý hành chính sẽ được công bố.
Đề cập các cuộc biểu tình diễn ra gần đây ở Algeria, Thủ tướng Ouyahia kêu gọi "Phong trào Phối hợp vì sự thay đổi và dân chủ" - nhóm tập hợp lực lượng đối lập biểu tình - tôn trọng pháp luật để tránh không dẫn đến tình trạng hỗn loạn.
Nhóm này thông báo sẽ tổ chức cuộc biểu tình lớn vào ngày 19/2 và tiếp tục biểu tình vào các ngày thứ Bảy hàng tuần cho đến khi có sự thay đổi chính phủ và cải cách chính trị.
Tình trạng khẩn cấp bắt đầu được áp dụng tại Algeria từ năm 1992, trong bối cảnh bạo lực do các phần tử Hồi giáo cực đoan gây ra làm ít nhất 150.000 người thiệt mạng trong một thập kỷ sau đó tại quốc gia Bắc Phi này.
Cuối tuần qua, khoảng 2.000 người biểu tình đã đổ ra các đường phố ở thủ đô Alger và 30.000 cảnh sát được triển khai để kiểm soát tình hình.
Trong tháng 1, tổ chức đối lập "Tập hợp vì dân chủ và văn hóa" (RCD) tiến hành biểu tình ở gần khu vực tòa nhà Quốc hội và đụng độ với cảnh sát làm 5 người thiệt mạng và hơn 800 người bị thương./.
Tuyên bố trên được Thủ tướng Ouyahia đưa ra tại cuộc họp cấp cao của liên minh 3 đảng trong chính phủ. Ông cũng cho biết một số biện pháp quan trọng liên quan đến việc làm, nhà ở và quản lý hành chính sẽ được công bố.
Đề cập các cuộc biểu tình diễn ra gần đây ở Algeria, Thủ tướng Ouyahia kêu gọi "Phong trào Phối hợp vì sự thay đổi và dân chủ" - nhóm tập hợp lực lượng đối lập biểu tình - tôn trọng pháp luật để tránh không dẫn đến tình trạng hỗn loạn.
Nhóm này thông báo sẽ tổ chức cuộc biểu tình lớn vào ngày 19/2 và tiếp tục biểu tình vào các ngày thứ Bảy hàng tuần cho đến khi có sự thay đổi chính phủ và cải cách chính trị.
Tình trạng khẩn cấp bắt đầu được áp dụng tại Algeria từ năm 1992, trong bối cảnh bạo lực do các phần tử Hồi giáo cực đoan gây ra làm ít nhất 150.000 người thiệt mạng trong một thập kỷ sau đó tại quốc gia Bắc Phi này.
Cuối tuần qua, khoảng 2.000 người biểu tình đã đổ ra các đường phố ở thủ đô Alger và 30.000 cảnh sát được triển khai để kiểm soát tình hình.
Trong tháng 1, tổ chức đối lập "Tập hợp vì dân chủ và văn hóa" (RCD) tiến hành biểu tình ở gần khu vực tòa nhà Quốc hội và đụng độ với cảnh sát làm 5 người thiệt mạng và hơn 800 người bị thương./.
(TTXVN/Vietnam+)