Tòa án Tối cao của Ấn Độ đã chỉ trích vai trò của chính phủ trong cuộc chiến chống lại nạn bạo hành phụ nữ ở nước này, đồng thời cho biết rằng những cảnh sát đặc nhiệm nữ có thể được bố trí ở những nơi công cộng để bảo vệ quyền lợi của phái yếu.
Các thẩm phán đã hối thúc đàn ông chấm dứt thói quen ở nước này được gọi là "Eve-teasing," vốn liên quan đến những hành động bạo hành phụ nữ.
Thẩm phán S. Radhakrishnan và Dipak Misra đã ra thông báo cho biết: "Chúng tôi nhận thấy rằng không có đạo luật nào có thể chấm dứt được những vụ bạo hành".
Vì vậy, tòa án đã đề nghị chính quyền các bang bố trí cảnh sát nữ ở những khu vực công cộng như chợ, công viên, bãi biển hay bến xe để bảo vệ phụ nữ.
Tòa án Tối cao Ấn Độ cũng bày tỏ lo ngại rằng nếu không có biện pháp nào hữu hiệu nhằm chấm dứt nạn bạo hành hiện nay, vấn đề sẽ trở thành "một thảm họa".
Thời gian qua, nhiều vụ bạo hành ở Ấn Độ đã được đưa ra ánh sáng sau khi những thiếu nữ đã dám bày tỏ.
Năm ngoái, một nghiên cứu do Trung tâm nghiên cứu về phụ nữ quốc tế tiến hành với 1.000 thiếu niên ở thành phố Mumbai cho biết phần lớn số người này coi các vụ bạo hành phụ nữ là bình thường và không đáng lên án.
Không những vậy, những vụ bạo hành ở Ấn Độ còn được góp phần bởi những người có thẩm quyền lại coi đó là hình thức "dạy dỗ" các thiếu nữ./.
Các thẩm phán đã hối thúc đàn ông chấm dứt thói quen ở nước này được gọi là "Eve-teasing," vốn liên quan đến những hành động bạo hành phụ nữ.
Thẩm phán S. Radhakrishnan và Dipak Misra đã ra thông báo cho biết: "Chúng tôi nhận thấy rằng không có đạo luật nào có thể chấm dứt được những vụ bạo hành".
Vì vậy, tòa án đã đề nghị chính quyền các bang bố trí cảnh sát nữ ở những khu vực công cộng như chợ, công viên, bãi biển hay bến xe để bảo vệ phụ nữ.
Tòa án Tối cao Ấn Độ cũng bày tỏ lo ngại rằng nếu không có biện pháp nào hữu hiệu nhằm chấm dứt nạn bạo hành hiện nay, vấn đề sẽ trở thành "một thảm họa".
Thời gian qua, nhiều vụ bạo hành ở Ấn Độ đã được đưa ra ánh sáng sau khi những thiếu nữ đã dám bày tỏ.
Năm ngoái, một nghiên cứu do Trung tâm nghiên cứu về phụ nữ quốc tế tiến hành với 1.000 thiếu niên ở thành phố Mumbai cho biết phần lớn số người này coi các vụ bạo hành phụ nữ là bình thường và không đáng lên án.
Không những vậy, những vụ bạo hành ở Ấn Độ còn được góp phần bởi những người có thẩm quyền lại coi đó là hình thức "dạy dỗ" các thiếu nữ./.
Trà My (Vietnam+)