Theo một nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu do Ngân hàng Standard Chartered (Anh) tiến hành, Ấn Độ sẽ là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới vào năm 2012.
Trong hai thập niên tới, tăng trưởng trung bình Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ có thể đạt khoảng 9,3%/năm và đến năm 2030, thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ sẽ đạt 7.000 USD/năm thay vì mức 1.000 USD/năm như hiện nay.
Standard Chartered cho rằng đến năm 2030, GDP của Ấn Độ sẽ đạt 60.000 tỷ USD, chiếm 10% tổng giá trị GDP toàn cầu, đồng thời Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc. Standard Chartered cũng cho rằng châu Á sẽ là động lực tăng trưởng chính của kinh tế toàn cầu trong hai thập kỷ tới.
Hiện kinh tế thế giới đang trong giai đoạn tăng trưởng "siêu chu kỳ" thứ ba, là giai đoạn kinh tế tăng trưởng cao và kéo dài nhờ sự thúc đẩy của một nước. Và Ấn Độ có điểm mạnh là nguồn nhân lực và nước này phát triển mạnh nhu cầu nội địa thay vì hướng tới xuất khẩu như nhiều nước láng giềng châu Á.
Theo Standard Chartered, "siêu chu kỳ" thứ ba bắt đầu từ năm 2000 và có thể kéo dài tới năm 2030. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước được hưởng lợi nhất từ "siêu chu kỳ" này.
Hai "siêu chu kỳ" trước đó diễn ra vào giai đoạn 1870-1913 (do kinh tế Mỹ dẫn đầu) và 1946-1973 (do kinh tế Nhật Bản dẫn đầu)./.
Trong hai thập niên tới, tăng trưởng trung bình Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ có thể đạt khoảng 9,3%/năm và đến năm 2030, thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ sẽ đạt 7.000 USD/năm thay vì mức 1.000 USD/năm như hiện nay.
Standard Chartered cho rằng đến năm 2030, GDP của Ấn Độ sẽ đạt 60.000 tỷ USD, chiếm 10% tổng giá trị GDP toàn cầu, đồng thời Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc. Standard Chartered cũng cho rằng châu Á sẽ là động lực tăng trưởng chính của kinh tế toàn cầu trong hai thập kỷ tới.
Hiện kinh tế thế giới đang trong giai đoạn tăng trưởng "siêu chu kỳ" thứ ba, là giai đoạn kinh tế tăng trưởng cao và kéo dài nhờ sự thúc đẩy của một nước. Và Ấn Độ có điểm mạnh là nguồn nhân lực và nước này phát triển mạnh nhu cầu nội địa thay vì hướng tới xuất khẩu như nhiều nước láng giềng châu Á.
Theo Standard Chartered, "siêu chu kỳ" thứ ba bắt đầu từ năm 2000 và có thể kéo dài tới năm 2030. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước được hưởng lợi nhất từ "siêu chu kỳ" này.
Hai "siêu chu kỳ" trước đó diễn ra vào giai đoạn 1870-1913 (do kinh tế Mỹ dẫn đầu) và 1946-1973 (do kinh tế Nhật Bản dẫn đầu)./.
(TTXVN/Vietnam+)