Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn nguồn tin tối 19/9 của PTI cho biết Ấn Độ và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã ký hiệp định liên quan đến việc nước này tự nguyện đóng góp cho Quỹ an ninh hạt nhân (NSF).
Hiệp định này được Chủ tịch Ủy ban năng lượng hạt nhân Ấn Độ Ratan Kumar Sinha và Tổng Giám đốc IAEA Yukiya Amano ký ngày 18/9 tại Vienna (Áo).
Phát biểu tại Hội nghị lần thứ 56 của IAEA ở Vienna, ông Sinha cho biết Ấn Độ sẵn sàng làm việc với IAEA về những hoạt động được xác định trong lĩnh vực an ninh hạt nhân. Ấn Độ ủng hộ vai trò quan trọng của IAEA trong những nỗ lực nhằm tăng cường an ninh hạt nhân và đẩy mạnh sự hợp tác có hiệu quả của quốc tế.
Ông Sinha thông báo Ấn Độ tình nguyện đóng góp 50.000 USD cho dự án quốc tế về các lò phản ứng hạt nhân tiên tiến và tái chế nhiên liệu.
Tại hội nghị cấp cao về an ninh hạt nhân ở Seoul (Hàn Quốc) tháng Ba vừa qua, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cũng thông báo đóng góp 1 triệu USD cho các hoạt động liên quan an ninh hạt nhân.
NSF là một quỹ đóng góp tình nguyện do IAEA thiết lập năm 2002 nhằm hỗ trợ việc thực thi các biện pháp an ninh hạt nhân toàn cầu, qua đó có thể ngăn chặn và đối phó được với chủ nghĩa khủng bố hạt nhân./.
Hiệp định này được Chủ tịch Ủy ban năng lượng hạt nhân Ấn Độ Ratan Kumar Sinha và Tổng Giám đốc IAEA Yukiya Amano ký ngày 18/9 tại Vienna (Áo).
Phát biểu tại Hội nghị lần thứ 56 của IAEA ở Vienna, ông Sinha cho biết Ấn Độ sẵn sàng làm việc với IAEA về những hoạt động được xác định trong lĩnh vực an ninh hạt nhân. Ấn Độ ủng hộ vai trò quan trọng của IAEA trong những nỗ lực nhằm tăng cường an ninh hạt nhân và đẩy mạnh sự hợp tác có hiệu quả của quốc tế.
Ông Sinha thông báo Ấn Độ tình nguyện đóng góp 50.000 USD cho dự án quốc tế về các lò phản ứng hạt nhân tiên tiến và tái chế nhiên liệu.
Tại hội nghị cấp cao về an ninh hạt nhân ở Seoul (Hàn Quốc) tháng Ba vừa qua, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cũng thông báo đóng góp 1 triệu USD cho các hoạt động liên quan an ninh hạt nhân.
NSF là một quỹ đóng góp tình nguyện do IAEA thiết lập năm 2002 nhằm hỗ trợ việc thực thi các biện pháp an ninh hạt nhân toàn cầu, qua đó có thể ngăn chặn và đối phó được với chủ nghĩa khủng bố hạt nhân./.
(TTXVN)