Tại một hội nghị diễn ra ở thành phố Antwerp (Bỉ), Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Anand Sharma bày tỏ lạc quan rằng nước này có thể tiến tới ký kết một thỏa thuận tự do thương mại (FTA) với Liên minh châu Âu (EU).
Đồng thời, ông Sharma kêu gọi EU hoàn tất kế hoạch chi tiết cho FTA có lợi cho cả đôi bên này.
Nếu được ký kết, FTA kể trên sẽ giúp các công ty Ấn Độ mở rộng hoạt động tại thị trường EU, đối tác thương mại lớn nhất của đất nước Nam Á này. Trong khi EU cũng muốn tiếp cận thị trường trẻ và đầy tiềm năng với 1,3 tỷ dân của Ấn Độ.
Trong năm 2010, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của EU từ Ấn Độ đạt hơn 50,14 tỷ USD.
Tuy nhiên, hiện nay Ấn Độ và EU vẫn bất đồng về việc các doanh nghiệp phần mềm Ấn Độ tiếp cận thị trường EU và vấn đề thuế nhập khẩu ô tô, trong bối cảnh thuế Ấn Độ áp vào các loại xe của EU cao gấp 10 lần so với thuế EU đánh vào các loại xe của Ấn Độ.
Các cuộc đàm phán về FTA giữa EU và Ấn Độ đã được khởi động vào năm 2007. Ông Sharma cho hay hai bên đã nhất trí sẽ hoàn tất FTA song phương vào cuối năm nay.
Trong hai thập niên qua, Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ ba tại châu Á sau Trung Quốc và Nhật Bản, đã đạt nhịp độ tăng trưởng cao, nhờ lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) và dịch vụ ngoại biên (outsourcing), bất chấp hoạt động sản xuất bị cản trở do thủ tục hành chính rườm rà và thiếu cơ sở hạ tầng.
Ông Sharma cho biết Ấn Độ đang lên kế hoạch tăng tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực sản xuất vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ 16% hiện nay lên 26% trong 10 năm tới và sẽ đầu tư 1.000 tỷ USD trong vòng 5 năm cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng./.
Đồng thời, ông Sharma kêu gọi EU hoàn tất kế hoạch chi tiết cho FTA có lợi cho cả đôi bên này.
Nếu được ký kết, FTA kể trên sẽ giúp các công ty Ấn Độ mở rộng hoạt động tại thị trường EU, đối tác thương mại lớn nhất của đất nước Nam Á này. Trong khi EU cũng muốn tiếp cận thị trường trẻ và đầy tiềm năng với 1,3 tỷ dân của Ấn Độ.
Trong năm 2010, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của EU từ Ấn Độ đạt hơn 50,14 tỷ USD.
Tuy nhiên, hiện nay Ấn Độ và EU vẫn bất đồng về việc các doanh nghiệp phần mềm Ấn Độ tiếp cận thị trường EU và vấn đề thuế nhập khẩu ô tô, trong bối cảnh thuế Ấn Độ áp vào các loại xe của EU cao gấp 10 lần so với thuế EU đánh vào các loại xe của Ấn Độ.
Các cuộc đàm phán về FTA giữa EU và Ấn Độ đã được khởi động vào năm 2007. Ông Sharma cho hay hai bên đã nhất trí sẽ hoàn tất FTA song phương vào cuối năm nay.
Trong hai thập niên qua, Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ ba tại châu Á sau Trung Quốc và Nhật Bản, đã đạt nhịp độ tăng trưởng cao, nhờ lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) và dịch vụ ngoại biên (outsourcing), bất chấp hoạt động sản xuất bị cản trở do thủ tục hành chính rườm rà và thiếu cơ sở hạ tầng.
Ông Sharma cho biết Ấn Độ đang lên kế hoạch tăng tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực sản xuất vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ 16% hiện nay lên 26% trong 10 năm tới và sẽ đầu tư 1.000 tỷ USD trong vòng 5 năm cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng./.
Trà My (TTXVN)