Quyết định này báo trước một cuộc cách mạng về tiêudùng tại Ấn Độ.
Một quan chức chính phủ cho biết, nội các nước này cũng đã thôngqua một kế hoạch cho phép các công ty quốc tế nắm giữ 51% cổ phần các công tybán lẻ đa thương hiệu đang hoạt động trong nước.
Kế hoạch này đã làm tăng giátrị đầu tư nước ngoài đối với các nhà bán lẻ như Gucci, Nokia hay Reebok lên100% so với 51% trước đây.
Các công ty đa quốc gia đã vận động hành lang trongnhiều năm qua để được bán hàng trực tiếp tại thị trường đông dân thứ hai thếgiới, ước tính đạt giá trị 470 tỷ USD một năm.
Các tập đoàn bán lẻ đa thươnghiệu như Wal-Mart của Mỹ hiện vẫn là nhà bán buôn lớn tại Ấn Độ, song chưa đượcphép bán hàng trực tiếp cho người dân.
Bộ trưởng Thương mại AnandSharma cho biết, chi tiết về quyết định trên sẽ được đưa ra trước quốc hội vàongày 25/11. Song quyết định này của chính phủ đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽcủa đảng Bharatiya Janata, BJP và các đảng cánh tả và coiđây là “công cụ giết chết ngành công nghiệp bán lẻ trong nước.”
Trong khi đó,những người ủng hộ quyết định này lại cho rằng việc tham gia thị trường của cácnhà bán lẻ nước ngoài là cách làm tăng hiệu quả của chuỗi cung ứng thực phẩmtrong nước, giảm giá thành và giảm lạm phát, hiện đang ở mức gần 10%.
Ông Gibson Vedamani, thành viên của Hiệp hội các nhà bán lẻ của Ấn Độ chorằng từ nay người tiêu dùng trong nước sẽ có nhiều lựa chọn hơn khi thị trườngbán lẻ trong nước được mở cửa như vậy.
Ngành công nghiệp bán lẻ tại Ấn Độ đang cốgắng thay đổi, hứa hẹn sự cộng tác có lợi với các công ty nước ngoài.
Theo dựtính, tổng doanh thu của thị trường bán lẻ có thể đạt 670 tỷ USD trong năm 2016.Trong đó, riêng các chuỗi bán lẻ sẽ mang về khoảng 90 tỷ USD./.