Chính phủ Ấn Độ có kế hoạch chi 414 tỷ rupi (9 tỷ USD) trong tài khóa kết thúc tháng 3/2011 nhằm hiện đại hóa và mở rộng hệ thống đường sắt lớn nhất châu Á trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển các thành phố vệ tinh.
Phát biểu tại Quốc hội ngày 24/2, Bộ trưởng Đường sắt Ấn Độ Mamata Banerjee cho biết ngành đường sắt sẽ mua hàng chục tàu hỏa mới trong năm nay, đặt nền tảng cho việc thực hiện kế hoạch "Tầm nhìn 2020" trong những thập kỷ tới.
Kế hoạch bao gồm xây dựng hệ thống hành lang đường sắt cho tàu cao tốc chở khách, có tên gọi "Hành lang đường sắt Vàng," tương tự hệ thống tàu chở hàng hiện có ở nước này. Theo bà Banerjee, tàu cao tốc có khả năng chạy tới 350km/giờ, dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng trong vài năm tới.
Kế hoạch "Tầm nhìn 2020" còn bao gồm việc mở rộng thêm 25.000km đường sắt. Ấn Độ hiện có 109.000km đường sắt với 14.000 tàu chở khách và tàu chở hàng, chuyên chở khoảng 18,5 triệu hành khách mỗi ngày.
Đường sắt hiện là phương tiện đi lại và vận chuyển hàng hóa phổ biến ở Ấn Độ, nước có 1,2 tỷ dân./.
Phát biểu tại Quốc hội ngày 24/2, Bộ trưởng Đường sắt Ấn Độ Mamata Banerjee cho biết ngành đường sắt sẽ mua hàng chục tàu hỏa mới trong năm nay, đặt nền tảng cho việc thực hiện kế hoạch "Tầm nhìn 2020" trong những thập kỷ tới.
Kế hoạch bao gồm xây dựng hệ thống hành lang đường sắt cho tàu cao tốc chở khách, có tên gọi "Hành lang đường sắt Vàng," tương tự hệ thống tàu chở hàng hiện có ở nước này. Theo bà Banerjee, tàu cao tốc có khả năng chạy tới 350km/giờ, dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng trong vài năm tới.
Kế hoạch "Tầm nhìn 2020" còn bao gồm việc mở rộng thêm 25.000km đường sắt. Ấn Độ hiện có 109.000km đường sắt với 14.000 tàu chở khách và tàu chở hàng, chuyên chở khoảng 18,5 triệu hành khách mỗi ngày.
Đường sắt hiện là phương tiện đi lại và vận chuyển hàng hóa phổ biến ở Ấn Độ, nước có 1,2 tỷ dân./.
(TTXVN/Vietnam+)