Chiều 15/4, Ấn Độ đã thất bại trong vụ phóng thử đầu tiên tên lửa có động cơ cryogenic do nước này tự chế tạo để đưa vệ tinh liên lạc hạng nặng lên quỹ đạo Trái Đất.
Tên lửa GSLV-D3 được phóng từ Sriharikota, một đảo nhỏ thuộc bang Anđha Pradesh, nhằm đưa một vệ tinh liên lạc hiện đại GSAT-4 nặng 2,22 tấn lên quỹ đạo địa tĩnh, cách bề mặt Trái Đất 36.000km.
Tên lửa GSLV-D3 do Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) nghiên cứu chế tạo; dài 49m; nặng 416 tấn, trong đó nhiên liệu chiếm gần 200 tấn; và có ba tầng, tầng đầu sử dụng nhiên liệu rắn, tầng hai dùng nhiên liệu lỏng và tầng ba dùng nhiên liệu cryogennic.
Dự tính toàn bộ thời gian từ khi tên lửa rời bệ phóng cho đến khi vệ tinh được đặt vào quỹ đạo địa tĩnh tạm thời vào khoảng 19-20 phút, tiếp đó vệ tinh sử dụng động cơ riêng để bay tới quỹ đạo địa tĩnh ổn định. Tuy nhiên, sau khi phóng, tên lửa đã bay chệch khỏi hành trình dự định ban đầu.
Các nhà khoa học ISRO cho biết 500 giây sau khi tên lửa rời bệ phóng, hai động cơ nhỏ không khởi động và động cơ cryogenic bị cháy.
Tiến sĩ K. Radhakrishnan, Chủ tịch ISRO cho biết vụ phóng thử tiếp theo sẽ được thực hiện trong vòng một năm tới.
Ấn Độ bắt đầu chương trình nghiên cứu chế tạo tên lửa cryogenic từ năm 1992. Đến nay, chỉ có năm nước gồm Mỹ, Nga, Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc đã chế tạo được loại tên lửa đủ mạnh để đưa các vệ tinh hạng nặng lên quỹ đạo địa tĩnh./.
Tên lửa GSLV-D3 được phóng từ Sriharikota, một đảo nhỏ thuộc bang Anđha Pradesh, nhằm đưa một vệ tinh liên lạc hiện đại GSAT-4 nặng 2,22 tấn lên quỹ đạo địa tĩnh, cách bề mặt Trái Đất 36.000km.
Tên lửa GSLV-D3 do Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) nghiên cứu chế tạo; dài 49m; nặng 416 tấn, trong đó nhiên liệu chiếm gần 200 tấn; và có ba tầng, tầng đầu sử dụng nhiên liệu rắn, tầng hai dùng nhiên liệu lỏng và tầng ba dùng nhiên liệu cryogennic.
Dự tính toàn bộ thời gian từ khi tên lửa rời bệ phóng cho đến khi vệ tinh được đặt vào quỹ đạo địa tĩnh tạm thời vào khoảng 19-20 phút, tiếp đó vệ tinh sử dụng động cơ riêng để bay tới quỹ đạo địa tĩnh ổn định. Tuy nhiên, sau khi phóng, tên lửa đã bay chệch khỏi hành trình dự định ban đầu.
Các nhà khoa học ISRO cho biết 500 giây sau khi tên lửa rời bệ phóng, hai động cơ nhỏ không khởi động và động cơ cryogenic bị cháy.
Tiến sĩ K. Radhakrishnan, Chủ tịch ISRO cho biết vụ phóng thử tiếp theo sẽ được thực hiện trong vòng một năm tới.
Ấn Độ bắt đầu chương trình nghiên cứu chế tạo tên lửa cryogenic từ năm 1992. Đến nay, chỉ có năm nước gồm Mỹ, Nga, Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc đã chế tạo được loại tên lửa đủ mạnh để đưa các vệ tinh hạng nặng lên quỹ đạo địa tĩnh./.
(TTXVN/Vietnam+)