Trong năm tài khóa 2011-2012 (kết thúc cuối tháng 3/2012), Ấn Độ là nước tiêu thụ cao su lớn thứ hai thế giới có thể sẽ phải nhập khẩu 200.000 tấn cao su, mức cao nhất từ trước tới nay, để tận dụng mức thuế nhập khẩu thấp.
Chủ tịch Hiệp hội các nhà buôn cao su Ấn Độ (IRDF), George Valy cho biết từ đầu năm tài khóa này tới nay, Ấn Độ đã nhập khẩu 177.637 tấn cao su tự nhiên. Mức tiêu thụ cao su trong tài khóa 2011-2012 tại Ấn Độ dự kiến sẽ tăng 5,4%, lên mức 1 triệu tấn, trong khi sản lượng cao su của quốc gia Nam Á này sẽ đạt khoảng 900.000 tấn, tăng 4,4% so với tài khoá trước.
Trong tài khóa hiện nay, chính phủ Ấn Độ đã cho phép áp dụng thuế nhập khẩu 20% đối với cao su nhập khẩu, thấp hơn các mức thuế trước đó. Tuy nhiên, các nhà chế tạo lốp xe sẽ phải trả 43 rupi/kg thuế nhập khẩu tính theo thời giá hiện tại.
Nước sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ 4 thế giới này sẽ phải nhập khẩu nhiều hơn mức thiếu hụt 100.000 tấn trong tài khoá 2011-12, do hoạt động đầu cơ của nông dân, hiện tượng chưa từng xảy ra trước đây. Người trồng cao su không chịu bán ra sau khi giá cao su tăng gấp đôi trong hai năm gần đây với hy vọng giá tiếp tục tăng cao.
Nhập khẩu cao su trong quý I tài khóa 2011-12 của Ấn Độ tăng 9,7% so với cùng kỳ tài khóa trước, lên mức 41.929 tấn. Ấn Độ chủ yếu nhập khẩu cao su tự nhiên từ Thái Lan, nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, cũng như từ Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Trung Quốc là nước nhập khẩu cao su tự nhiên lớn nhất thế giới và cũng là nước tiêu thụ lớn nhất trên thế gíơí loại nguyên liệu này, với khoảng 3,5 triệu tấn/năm.
Cũng theo ông Valy, giá cao su tự nhiên tại Ấn Độ trong năm nay sẽ ở mức gần với giá trên thị trường quốc tế, do có sự điều chỉnh về mức thuế nhập khẩu sau khi nông dân đòi tăng thêm 35 rupi/kg so với giá trên thị trường quốc tế trong tài khóa 2010-11, do giá nhập khẩu tăng cao.
Tới cuối tháng Sáu vừa qua, lựơng cao su dự trữ của Ấn Độ vào khoảng 247.442 tấn, so với mức 180.697 tấn cùng kỳ tài khóa trước.
Theo dự kiến, sản lượng cao su tự nhiên ở nước này trong tài khóa hiện nay sẽ tiếp tục tăng, do mùa mưa thuận lợi tại bang Kerala, khu vực sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất nước này./.
Chủ tịch Hiệp hội các nhà buôn cao su Ấn Độ (IRDF), George Valy cho biết từ đầu năm tài khóa này tới nay, Ấn Độ đã nhập khẩu 177.637 tấn cao su tự nhiên. Mức tiêu thụ cao su trong tài khóa 2011-2012 tại Ấn Độ dự kiến sẽ tăng 5,4%, lên mức 1 triệu tấn, trong khi sản lượng cao su của quốc gia Nam Á này sẽ đạt khoảng 900.000 tấn, tăng 4,4% so với tài khoá trước.
Trong tài khóa hiện nay, chính phủ Ấn Độ đã cho phép áp dụng thuế nhập khẩu 20% đối với cao su nhập khẩu, thấp hơn các mức thuế trước đó. Tuy nhiên, các nhà chế tạo lốp xe sẽ phải trả 43 rupi/kg thuế nhập khẩu tính theo thời giá hiện tại.
Nước sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ 4 thế giới này sẽ phải nhập khẩu nhiều hơn mức thiếu hụt 100.000 tấn trong tài khoá 2011-12, do hoạt động đầu cơ của nông dân, hiện tượng chưa từng xảy ra trước đây. Người trồng cao su không chịu bán ra sau khi giá cao su tăng gấp đôi trong hai năm gần đây với hy vọng giá tiếp tục tăng cao.
Nhập khẩu cao su trong quý I tài khóa 2011-12 của Ấn Độ tăng 9,7% so với cùng kỳ tài khóa trước, lên mức 41.929 tấn. Ấn Độ chủ yếu nhập khẩu cao su tự nhiên từ Thái Lan, nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, cũng như từ Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Trung Quốc là nước nhập khẩu cao su tự nhiên lớn nhất thế giới và cũng là nước tiêu thụ lớn nhất trên thế gíơí loại nguyên liệu này, với khoảng 3,5 triệu tấn/năm.
Cũng theo ông Valy, giá cao su tự nhiên tại Ấn Độ trong năm nay sẽ ở mức gần với giá trên thị trường quốc tế, do có sự điều chỉnh về mức thuế nhập khẩu sau khi nông dân đòi tăng thêm 35 rupi/kg so với giá trên thị trường quốc tế trong tài khóa 2010-11, do giá nhập khẩu tăng cao.
Tới cuối tháng Sáu vừa qua, lựơng cao su dự trữ của Ấn Độ vào khoảng 247.442 tấn, so với mức 180.697 tấn cùng kỳ tài khóa trước.
Theo dự kiến, sản lượng cao su tự nhiên ở nước này trong tài khóa hiện nay sẽ tiếp tục tăng, do mùa mưa thuận lợi tại bang Kerala, khu vực sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất nước này./.
Phạm Thảo/New Delhi (Vietnam+)