Theo báo The Hindu ngày 24/1, mặc dù các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Ấn Độ-Liên minh châu Âu (EU) sẽ kết thúc vào mùa Hè năm 2011, song hiệp định này chỉ được hai bên ký chính thức vào cuối năm nay tại hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-EU.
Đại sứ Liên minh châu Âu, Daniele Smadja, cho biết các cuộc đàm phán về các vấn đề tế nhị như huy động tạm thời các chuyên gia có tay nghề và các dịch vụ ngoài quyền sở hữu trí tuệ sẽ kết thúc vào mùa Hè này và sau đó hiệp định này sẽ phải trình lên các nước thành viên EU phê chuẩn.
Bà Smadja cho hay "thỏa thuận chính dự kiến sẽ được khẳng định vào tháng 4 hoặc tháng 5 năm 2011 nhưng EU không hy vọng thỏa thuận sẽ được ký sau đó vì cần nhiều thời gian hơn. Chúng tôi sẽ phải đợi cho đến khi Hội nghị thượng đỉnh tới khi các nhà lãnh đạo có thể ký hiệp định này."
Bà Smadja cho biết thêm hiệp định sẽ bao gồm việc huy động tạm thời các chuyên gia và cung cấp dịch vụ qua biên giới, các khu vực có lợi cho Ấn Độ. Những khía cạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (IPR) và cung cấp các dữ liệu độc quyền cũng sẽ là một phần của FTA. Bà cho rằng bất kỳ ai làm kinh doanh đều phải có niềm tin. Điều đó vô cùng quan trọng cho nghiên cứu và đổi mới.
EU đang tìm kiếm cơ hội tiếp cận thị trường hàng hóa ở Ấn Độ trong khi Ấn Độ đang muốn tiếp cận với các dịch vụ và điều này đã được cân đối trong các cuộc đàm phán.
Bà cũng cho biết EU sẽ giới thiệu một thẻ "Blue Card" theo mô hình thẻ "Green Card" của Mỹ mà có thể tạo điều kiện cho các nước tham gia vào thị trường ở châu Âu.
Đối với các vấn đề di cư của người Ấn Độ sang các nước EU, hai bên đang tiến hành đối thoại để giải quyết vấn đề di cư hợp pháp và bất hợp pháp.
Về hợp tác chống khủng bố, bà cho biết sẽ có lợi cho các cơ quan của Ấn Độ và các nước châu Âu làm việc với nhau và hiểu biết lẫn nhau tốt hơn./.
Đại sứ Liên minh châu Âu, Daniele Smadja, cho biết các cuộc đàm phán về các vấn đề tế nhị như huy động tạm thời các chuyên gia có tay nghề và các dịch vụ ngoài quyền sở hữu trí tuệ sẽ kết thúc vào mùa Hè này và sau đó hiệp định này sẽ phải trình lên các nước thành viên EU phê chuẩn.
Bà Smadja cho hay "thỏa thuận chính dự kiến sẽ được khẳng định vào tháng 4 hoặc tháng 5 năm 2011 nhưng EU không hy vọng thỏa thuận sẽ được ký sau đó vì cần nhiều thời gian hơn. Chúng tôi sẽ phải đợi cho đến khi Hội nghị thượng đỉnh tới khi các nhà lãnh đạo có thể ký hiệp định này."
Bà Smadja cho biết thêm hiệp định sẽ bao gồm việc huy động tạm thời các chuyên gia và cung cấp dịch vụ qua biên giới, các khu vực có lợi cho Ấn Độ. Những khía cạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (IPR) và cung cấp các dữ liệu độc quyền cũng sẽ là một phần của FTA. Bà cho rằng bất kỳ ai làm kinh doanh đều phải có niềm tin. Điều đó vô cùng quan trọng cho nghiên cứu và đổi mới.
EU đang tìm kiếm cơ hội tiếp cận thị trường hàng hóa ở Ấn Độ trong khi Ấn Độ đang muốn tiếp cận với các dịch vụ và điều này đã được cân đối trong các cuộc đàm phán.
Bà cũng cho biết EU sẽ giới thiệu một thẻ "Blue Card" theo mô hình thẻ "Green Card" của Mỹ mà có thể tạo điều kiện cho các nước tham gia vào thị trường ở châu Âu.
Đối với các vấn đề di cư của người Ấn Độ sang các nước EU, hai bên đang tiến hành đối thoại để giải quyết vấn đề di cư hợp pháp và bất hợp pháp.
Về hợp tác chống khủng bố, bà cho biết sẽ có lợi cho các cơ quan của Ấn Độ và các nước châu Âu làm việc với nhau và hiểu biết lẫn nhau tốt hơn./.
Ngô Hải (TTXVN/Vietnam+)