Tại cuộc đối thoại kinh tế chiến lược (SED) lần thứ hai ở thủ đô New Delhi ngày 26/11, Trung Quốc và Ấn Độ đã ký 11 thỏa thuận thúc đẩy hợp tác trị giá hơn 5 tỷ USD.
Trong những thỏa thuận này có thỏa thuận nghiên cứu chung về chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế giữa Ủy ban Kế hoạch Ấn Độ và Ủy ban Phát triển và Cải cách nhà nước Trung Quốc (NDRC); thỏa thuận về tăng cường hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực đường sắt; thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực sử dụng hiệu quả năng lượng và công nghệ thông tin.
Ngoài ra, công ty điện Relian Power của Ấn Độ và tập đoàn công nghiệp phong điện Guangdone Mingyang của Trung Quốc ký thỏa thuận triển khai một dự án về năng lượng tái tạo công suất 2.500 MW với vốn đầu tư ước tính 3 tỷ USD do Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) cấp vốn; trong khi đó, Lanco Group của Ấn Độ ký với CDB một thỏa thuận, theo đó ngân hàng này sẽ cấp 600 triệu USD cho các dự án điện giai đoạn II ở Anpara thuộc bang Utta Pradesh của Ấn Độ.
Phó Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch của Ấn Độ Montek Singh Ahluwalia cho biết, tại cuộc đối thoại trên, hai bên đã thảo luận các biện pháp hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực hạ tầng, công nghệ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm phát triển và vấn đề thâm hụt thương mại.
Ông Ahluwalia đánh giá Ấn Độ và Trung Quốc có tiềm năng hợp tác lớn; hai nước cần khắc phục tình trạng thiếu thông tin kinh tế, cố gắng tìm các biện pháp hợp tác hiệu quả nhất trong các lĩnh vực như bảo vệ nguồn nước, công nghệ kỹ thuật số và thủy lợi quy mô nhỏ.
Ông cho biết trong 15 năm qua, kim ngạch thương mại song phương đã tăng vọt từ 3 tỷ USD lên 74 tỷ USD, chủ yếu là do xuất khẩu của Trung Quốc sang Ấn Độ. Các công ty Trung Quốc cũng dần chiếm thị phần quan trọng tại Ấn Độ về hàng điện tử gia dụng, sản phẩm may mặc, máy móc xây dựng, thiết bị truyền tải điện.
Về phần mình, Chủ tịch NDRC Trương Bình nhấn mạnh Ấn Độ và Trung Quốc cần mở rộng liên lạc và phối hợp trong các chính sách kinh tế vĩ mô, học hỏi kinh nghiệm của nhau về Kế hoạch Phát triển kinh tế 5 năm lần thứ 12, tìm kiếm hợp tác về cơ cấu kinh tế cơ bản, khuyến khích đầu tư song phương cũng như hợp tác phát triển kinh tế xanh. Theo ông Trương Bình, đầu tư giữa Ấn Độ và Trung Quốc hiện chưa đến 2,3 tỷ USD là điều đáng tiếc, song tiềm năng hợp tác giữa hai nước vẫn lớn. Trung Quốc hoan nghênh những nỗ lực của Chính phủ Ấn Độ trong cải cách kinh tế như mở cửa lĩnh vực bán lẻ cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Cuộc đối thoại Kinh tế chiến lược Ấn-Trung lần thứ hai diễn ra sau khi Thủ tướng Manmohan Singh và người đồng cấp Trung Quốc Ôn Gia Bảo vừa có cuộc gặp bền lề Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Campuchia, trong đó hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác song phương về kinh tế, thương mại và đầu tư.
Thủ tướng Manmohan Singh đề nghị Trung Quốc đầu tư nhiều hơn vào Ấn Độ nhằm góp phần tạo việc làm và giảm sự mất cân bằng thương mại hiện nay giữa hai nước vốn đang nghiêng về phía cho Trung Quốc.
Trước đó, New Delhi cũng đã nhiều lần bày tỏ quan ngại với Bắc Kinh về tình trạng mất cân bằng thương mại song phương ngày càng nới rộng. Để giải quyết vấn đề này, Ấn Độ đang tìm cách tiếp cận hiệu quả hơn các thị trường Trung Quốc, đặc biệt là thị trường công nghệ thông tin, dịch vụ và dược phẩm./.
Trong những thỏa thuận này có thỏa thuận nghiên cứu chung về chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế giữa Ủy ban Kế hoạch Ấn Độ và Ủy ban Phát triển và Cải cách nhà nước Trung Quốc (NDRC); thỏa thuận về tăng cường hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực đường sắt; thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực sử dụng hiệu quả năng lượng và công nghệ thông tin.
Ngoài ra, công ty điện Relian Power của Ấn Độ và tập đoàn công nghiệp phong điện Guangdone Mingyang của Trung Quốc ký thỏa thuận triển khai một dự án về năng lượng tái tạo công suất 2.500 MW với vốn đầu tư ước tính 3 tỷ USD do Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) cấp vốn; trong khi đó, Lanco Group của Ấn Độ ký với CDB một thỏa thuận, theo đó ngân hàng này sẽ cấp 600 triệu USD cho các dự án điện giai đoạn II ở Anpara thuộc bang Utta Pradesh của Ấn Độ.
Phó Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch của Ấn Độ Montek Singh Ahluwalia cho biết, tại cuộc đối thoại trên, hai bên đã thảo luận các biện pháp hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực hạ tầng, công nghệ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm phát triển và vấn đề thâm hụt thương mại.
Ông Ahluwalia đánh giá Ấn Độ và Trung Quốc có tiềm năng hợp tác lớn; hai nước cần khắc phục tình trạng thiếu thông tin kinh tế, cố gắng tìm các biện pháp hợp tác hiệu quả nhất trong các lĩnh vực như bảo vệ nguồn nước, công nghệ kỹ thuật số và thủy lợi quy mô nhỏ.
Ông cho biết trong 15 năm qua, kim ngạch thương mại song phương đã tăng vọt từ 3 tỷ USD lên 74 tỷ USD, chủ yếu là do xuất khẩu của Trung Quốc sang Ấn Độ. Các công ty Trung Quốc cũng dần chiếm thị phần quan trọng tại Ấn Độ về hàng điện tử gia dụng, sản phẩm may mặc, máy móc xây dựng, thiết bị truyền tải điện.
Về phần mình, Chủ tịch NDRC Trương Bình nhấn mạnh Ấn Độ và Trung Quốc cần mở rộng liên lạc và phối hợp trong các chính sách kinh tế vĩ mô, học hỏi kinh nghiệm của nhau về Kế hoạch Phát triển kinh tế 5 năm lần thứ 12, tìm kiếm hợp tác về cơ cấu kinh tế cơ bản, khuyến khích đầu tư song phương cũng như hợp tác phát triển kinh tế xanh. Theo ông Trương Bình, đầu tư giữa Ấn Độ và Trung Quốc hiện chưa đến 2,3 tỷ USD là điều đáng tiếc, song tiềm năng hợp tác giữa hai nước vẫn lớn. Trung Quốc hoan nghênh những nỗ lực của Chính phủ Ấn Độ trong cải cách kinh tế như mở cửa lĩnh vực bán lẻ cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Cuộc đối thoại Kinh tế chiến lược Ấn-Trung lần thứ hai diễn ra sau khi Thủ tướng Manmohan Singh và người đồng cấp Trung Quốc Ôn Gia Bảo vừa có cuộc gặp bền lề Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Campuchia, trong đó hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác song phương về kinh tế, thương mại và đầu tư.
Thủ tướng Manmohan Singh đề nghị Trung Quốc đầu tư nhiều hơn vào Ấn Độ nhằm góp phần tạo việc làm và giảm sự mất cân bằng thương mại hiện nay giữa hai nước vốn đang nghiêng về phía cho Trung Quốc.
Trước đó, New Delhi cũng đã nhiều lần bày tỏ quan ngại với Bắc Kinh về tình trạng mất cân bằng thương mại song phương ngày càng nới rộng. Để giải quyết vấn đề này, Ấn Độ đang tìm cách tiếp cận hiệu quả hơn các thị trường Trung Quốc, đặc biệt là thị trường công nghệ thông tin, dịch vụ và dược phẩm./.
Minh Lý (TTXVN)