Tham dự Hội thảo, phía Việt Nam có ông Phạm Xuân Dũng, Ủy viên Trung ươngĐảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội; đại diện cáccơ quan: Văn phòng Trung ương Đảng, các cơ quan thuộc Quốc hội, văn phòng Chínhphủ, các Bộ, Ngành, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận và đông đảo các nhà khoa học thuộccác lĩnh vực liên quan.
Phía Nhật Bản có sự tham dự của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Nhật Bản,ông Yasuaki Taniyaki; đại diện METI, trường đại học Tokyo, một số tổ chức cóliên quan và các doanh nghiệp Hatachi, Toshiba, Tập đoàn công nghiệp nặngMitsubishi.
Các đại biểu đã nghe báo cáo, thảo luận xung quanh vấn đề đảm bảo an toàncho điện hạt nhân trong đó có một số nội dung trọng tâm như báo cáo toàn cảnh vềsự cố Fukushima; định hướng phát triển điện hạt nhân hiện nay và các xu thế quốctế; nâng cao an toàn từ các bài học thu được sau sự cố này...
Các đại biểu đều nhất trí ưu tiên cao nhất hiện nay đối với các nước pháttriển ngành điện hạt nhân từ sau sự cố điện hạt nhân ở Nhật Bản hồi tháng 3 vừaqua là vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh hạt nhân ở mức độ cao nhất. Việt Nam cóthể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản.
Tại Hội thảo cũng giới thiệu dự thảo Thông tư, lựa chọn địa điểm kế hoạchxây dựng Văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, tình hình thực hiện dự án Nhàmáy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Đặc biệt, phía Nhật Bản cũng trình bày về việc khảo sát, đánh giá địa điểmnhà máy điện hạt nhân, bảo đảm tính an toàn cao nhất cho sự phát triển điện hạtnhân Ninh Thuận./.