Trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN trong cuộc họp báo chiều 20/3 tại London, ông David Gauke, Thứ trưởng Bộ Tài chính Anh phụ trách về thuế và ngân sách khẳng định nước này vẫn giữ nguyên cam kết đối với viện trợ phát triển quốc tế, mặc dù kinh tế đang gặp khó khăn và chính phủ phải áp dụng chính sách "thắt lưng, buộc bụng."
Hiện mức cam kết của Anh dành cho viện trợ phát triển quốc tế là 0,7% Tổng thu nhập quốc dân (GNI), một mục tiêu mà chính phủ nước này hy vọng sẽ đạt được trong năm 2013.
Ngân sách dành cho Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) không nằm trong diện phải cắt giảm thêm khi Chính phủ Anh tiết kiệm chi tiêu của các bộ ngành để tìm thêm vốn cho đầu tư.
Ngân sách dành cho viện trợ phát triển của Anh khá ổn định và không có nhiều biến động trong suốt thời gian qua.
Tuy nhiên, theo ông Gauke, ngân sách này cũng sẽ phải tính đến những tác động của các yếu tố như lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế...
Vì thế, ngân sách trên thực tế của DFID sẽ giảm 135 triệu bảng (khoảng 224 triệu USD) trong năm tài khóa 2013-2014, và 165 triệu bảng (khoảng 273 triệu USD) trong năm tài khóa 2014-2015 do GNI có nguy cơ đi xuống theo dự báo của Chính phủ Anh.
Trước đó, trong bài phát biểu về ngân sách, Bộ trưởng Tài chính George Osborne tuyên bố Anh sẽ đạt được mục tiêu dành 0,7% GNI cho viện trợ phát triển trong năm 2013.
Ông Osborne coi đây là một "thời điểm lịch sử", đặc biệt là trong bối cảnh Chính phủ Anh phải triển khai hàng loạt biện pháp để giảm thâm hụt ngân sách và giải quyết bài toán nợ công.
Nếu làm được điều này, Anh sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-8) hoàn thành mục tiêu mà Liên hợp quốc đề ra từ thập niên 1970.
Hiện mới chỉ có Thụy Điển, Na Uy, Luxembourg, Đan Mạch và Hà Lan đã được, thậm chí là vượt qua mục tiêu dành 0,7% GNI cho viện trợ phát triển.
Tuyên bố của ông Oxbon đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía các tổ chức phi chính phủ (NGO), trong khi một số nghị sỹ thuộc đảng Bảo thủ vẫn bảo lưu ý kiến phản đối.
Họ cho rằng ngân sách của DFID không thể là ngoại lệ khi các bộ ngành khác đều phải cắt giảm chi tiêu để góp phần khôi phục kinh tế.
Tuy nhiên, ông Osborne khẳng định việc đạt được mục tiêu này là niềm tự hào của cả nước Anh.
Để trấn an những người có ý kiến chỉ trích, ông Osborne cho rằng ngân sách của DFID sẽ liên tục được cân đối để đảm bảo rằng viện trợ phát triển của Anh không vượt quá 0,7% GNI.
Đề cập đến tăng trưởng kinh tế, ông Oxbon cũng phải thừa nhận rằng nền kinh tế Anh sẽ chỉ tăng trưởng 0,6% trong năm nay, chỉ bằng một nửa mức dự báo 1,2% được đưa ra ba tháng trước đó.
Mức tăng trưởng kinh tế được dự báo là 1,8% cho năm tiếp theo, 2,3% vào năm 2015 và 2,7% vào năm 2016.
Trong khi đó, mục tiêu giảm nợ công sẽ chậm hơn hai năm so với kế hoạch đề ra khi ông Osborne nhậm chức hồi tháng 5/2010, nghĩa là cho đến năm 2017-2018.
Ông Osborne đặt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách từ 7,4% GDP trong 2013-2014 xuống còn 5% GDP trong giai đoạn 2015-2016.
Cơ quan Giám sát Ngân sách (OBR) dự báo mức vay nợ của Anh trong năm nay là 121 tỷ bảng, bằng với mức vay nợ năm ngoái và mức này sẽ là 120 tỷ bảng cho 2014-2015./.
Hiện mức cam kết của Anh dành cho viện trợ phát triển quốc tế là 0,7% Tổng thu nhập quốc dân (GNI), một mục tiêu mà chính phủ nước này hy vọng sẽ đạt được trong năm 2013.
Ngân sách dành cho Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) không nằm trong diện phải cắt giảm thêm khi Chính phủ Anh tiết kiệm chi tiêu của các bộ ngành để tìm thêm vốn cho đầu tư.
Ngân sách dành cho viện trợ phát triển của Anh khá ổn định và không có nhiều biến động trong suốt thời gian qua.
Tuy nhiên, theo ông Gauke, ngân sách này cũng sẽ phải tính đến những tác động của các yếu tố như lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế...
Vì thế, ngân sách trên thực tế của DFID sẽ giảm 135 triệu bảng (khoảng 224 triệu USD) trong năm tài khóa 2013-2014, và 165 triệu bảng (khoảng 273 triệu USD) trong năm tài khóa 2014-2015 do GNI có nguy cơ đi xuống theo dự báo của Chính phủ Anh.
Trước đó, trong bài phát biểu về ngân sách, Bộ trưởng Tài chính George Osborne tuyên bố Anh sẽ đạt được mục tiêu dành 0,7% GNI cho viện trợ phát triển trong năm 2013.
Ông Osborne coi đây là một "thời điểm lịch sử", đặc biệt là trong bối cảnh Chính phủ Anh phải triển khai hàng loạt biện pháp để giảm thâm hụt ngân sách và giải quyết bài toán nợ công.
Nếu làm được điều này, Anh sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-8) hoàn thành mục tiêu mà Liên hợp quốc đề ra từ thập niên 1970.
Hiện mới chỉ có Thụy Điển, Na Uy, Luxembourg, Đan Mạch và Hà Lan đã được, thậm chí là vượt qua mục tiêu dành 0,7% GNI cho viện trợ phát triển.
Tuyên bố của ông Oxbon đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía các tổ chức phi chính phủ (NGO), trong khi một số nghị sỹ thuộc đảng Bảo thủ vẫn bảo lưu ý kiến phản đối.
Họ cho rằng ngân sách của DFID không thể là ngoại lệ khi các bộ ngành khác đều phải cắt giảm chi tiêu để góp phần khôi phục kinh tế.
Tuy nhiên, ông Osborne khẳng định việc đạt được mục tiêu này là niềm tự hào của cả nước Anh.
Để trấn an những người có ý kiến chỉ trích, ông Osborne cho rằng ngân sách của DFID sẽ liên tục được cân đối để đảm bảo rằng viện trợ phát triển của Anh không vượt quá 0,7% GNI.
Đề cập đến tăng trưởng kinh tế, ông Oxbon cũng phải thừa nhận rằng nền kinh tế Anh sẽ chỉ tăng trưởng 0,6% trong năm nay, chỉ bằng một nửa mức dự báo 1,2% được đưa ra ba tháng trước đó.
Mức tăng trưởng kinh tế được dự báo là 1,8% cho năm tiếp theo, 2,3% vào năm 2015 và 2,7% vào năm 2016.
Trong khi đó, mục tiêu giảm nợ công sẽ chậm hơn hai năm so với kế hoạch đề ra khi ông Osborne nhậm chức hồi tháng 5/2010, nghĩa là cho đến năm 2017-2018.
Ông Osborne đặt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách từ 7,4% GDP trong 2013-2014 xuống còn 5% GDP trong giai đoạn 2015-2016.
Cơ quan Giám sát Ngân sách (OBR) dự báo mức vay nợ của Anh trong năm nay là 121 tỷ bảng, bằng với mức vay nợ năm ngoái và mức này sẽ là 120 tỷ bảng cho 2014-2015./.
(TTXVN)