Anh đã bác bỏ yêu cầu mới nhất của Ấn Độ đòi hoàn trả nước này viên kim cương nổi tiếng nhất thế giới Kohinoor và bức tượng cổ bằng đồng lớn nhất thế giới Sultanganj Buddha.
Đây được coi là hai báu vật của Ấn Độ bị thực dân Anh trước đây cướp khỏi nước này.
Văn phòng Đối ngoại và Khối liên hiệp Anh nói rằng luật bảo tàng của Anh năm 1963 không cho phép trả lại những đồ quý giá này.
Trong khi đó, Tổng giám đốc Viện khảo cổ Ấn Độ (ASI) Gautam Sengupta tuyên bố sẽ phối hợp với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cùng các nước khác đẩy mạnh chiến dịch đòi lại các báu vật của nước này.
Trong số những nước ngày càng lên tiếng mạnh mẽ đối các nước thực dân cũ phải trả lại các di sản văn hóa bị tước đoạt của họ có Mexico, Peru, Trung Quốc, Bolivia, Síp và Guatemala.
Viên kim cương Kohinoor được mệnh danh là “Kim cương Vua” không chỉ bởi độ lớn cũng như chất lượng tuyệt hảo của nó.
Tương truyền viên kim cương đặc biệt này có từ thời Ấn Độ cổ Mahabharat cách đây hơn 5.000 năm và người sở hữu nó sẽ có quyền lực thống trị thế giới.
Chính vì thế báu vật này đã trở thành đối tượng bị tranh giành từ hết triều đại này đến triều đại khác ở Ấn Độ và nhiều vị vua giữ nó đã phải trả giá bằng số phận bi thảm.
Tên gọi đầu tiên của kim cương vua là "Samantik Mani" (nghĩa là hoàng tử, thủ lĩnh trong các viên kim cương).
Nader Shah, vua Ba Tư xâm lược Ấn Độ năm 1739 chiếm được viên kim cương này đã đổi tên nó thành "Koh-i-Noor,” theo tiếng Ba Tư nghia là “Núi ánh sáng.”
Tới thế kỷ 19, "Koh-i-Noor” được chuyển lại cho các nhà cai trị kế tiếp. Năm 1849, Dalip Sing, người kế vị quốc vương Maharaja Ranjit Singh đã trao báu vật sở hữu độc nhất vô nhị này cho Nữ hoàng Anh Victoria.
“Núi ánh sáng” kỳ diệu này sau đó được gắn lên Vương miện của Nữ hoàng Anh Victoria và hiện được bảo vệ nghiêm ngặt tại Tháp London cùng vương miện gắn đầy kim cương, đá quý này.
Ấn Độ cho rằng hoàng tử Dalip Sing đã bị các quan chức thực dân Anh ép tặng báu vật của mình cho Nữ hoàng Anh, vì khi đó ông mới 13 tuổi.
Khối lượng ban đầu của "Koh-i-Noor” là 191.10 carat, tới năm 1852 do bị vỡ nên nó được mài lại nên giảm trọng lượng xuống còn 108.93 carat.
Đây là viên kim cương lớn nhất thế giới, hầu như là vô giá và không bao giờ được mang ra bán.
Pho tượng cổ Sultanganj Buddha được các nhà khảo cổ học xác định được đúc vào khoảng năm 500 tới 700 sau Công nguyên.
Pho tượng này cao 2,3m, rộng 1m được Công ty Đông Ấn phát hiện năm 1862 khi xây dựng tuyến đường sắt ở thị trấn Sultanganj thuộc bang Bihar ngày nay.
Pho tượng này cũng là một di sản văn hóa quý báu của Ấn Độ đang được lưu giữ tại Viện bảo tàng và phòng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật Birmingham./.
Đây được coi là hai báu vật của Ấn Độ bị thực dân Anh trước đây cướp khỏi nước này.
Văn phòng Đối ngoại và Khối liên hiệp Anh nói rằng luật bảo tàng của Anh năm 1963 không cho phép trả lại những đồ quý giá này.
Trong khi đó, Tổng giám đốc Viện khảo cổ Ấn Độ (ASI) Gautam Sengupta tuyên bố sẽ phối hợp với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cùng các nước khác đẩy mạnh chiến dịch đòi lại các báu vật của nước này.
Trong số những nước ngày càng lên tiếng mạnh mẽ đối các nước thực dân cũ phải trả lại các di sản văn hóa bị tước đoạt của họ có Mexico, Peru, Trung Quốc, Bolivia, Síp và Guatemala.
Viên kim cương Kohinoor được mệnh danh là “Kim cương Vua” không chỉ bởi độ lớn cũng như chất lượng tuyệt hảo của nó.
Tương truyền viên kim cương đặc biệt này có từ thời Ấn Độ cổ Mahabharat cách đây hơn 5.000 năm và người sở hữu nó sẽ có quyền lực thống trị thế giới.
Chính vì thế báu vật này đã trở thành đối tượng bị tranh giành từ hết triều đại này đến triều đại khác ở Ấn Độ và nhiều vị vua giữ nó đã phải trả giá bằng số phận bi thảm.
Tên gọi đầu tiên của kim cương vua là "Samantik Mani" (nghĩa là hoàng tử, thủ lĩnh trong các viên kim cương).
Nader Shah, vua Ba Tư xâm lược Ấn Độ năm 1739 chiếm được viên kim cương này đã đổi tên nó thành "Koh-i-Noor,” theo tiếng Ba Tư nghia là “Núi ánh sáng.”
Tới thế kỷ 19, "Koh-i-Noor” được chuyển lại cho các nhà cai trị kế tiếp. Năm 1849, Dalip Sing, người kế vị quốc vương Maharaja Ranjit Singh đã trao báu vật sở hữu độc nhất vô nhị này cho Nữ hoàng Anh Victoria.
“Núi ánh sáng” kỳ diệu này sau đó được gắn lên Vương miện của Nữ hoàng Anh Victoria và hiện được bảo vệ nghiêm ngặt tại Tháp London cùng vương miện gắn đầy kim cương, đá quý này.
Ấn Độ cho rằng hoàng tử Dalip Sing đã bị các quan chức thực dân Anh ép tặng báu vật của mình cho Nữ hoàng Anh, vì khi đó ông mới 13 tuổi.
Khối lượng ban đầu của "Koh-i-Noor” là 191.10 carat, tới năm 1852 do bị vỡ nên nó được mài lại nên giảm trọng lượng xuống còn 108.93 carat.
Đây là viên kim cương lớn nhất thế giới, hầu như là vô giá và không bao giờ được mang ra bán.
Pho tượng cổ Sultanganj Buddha được các nhà khảo cổ học xác định được đúc vào khoảng năm 500 tới 700 sau Công nguyên.
Pho tượng này cao 2,3m, rộng 1m được Công ty Đông Ấn phát hiện năm 1862 khi xây dựng tuyến đường sắt ở thị trấn Sultanganj thuộc bang Bihar ngày nay.
Pho tượng này cũng là một di sản văn hóa quý báu của Ấn Độ đang được lưu giữ tại Viện bảo tàng và phòng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật Birmingham./.
Phạm Thảo/New Delhi (Vietnam+)