Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn thông cáo báo chí ngày 25/10 của Ban thư kýAPEC cho biết khuyến cáo trên được các nhà nghiên cứu đưa ra tại Hội nghị chuyênđề về chính sách công do Đơn vị Hỗ trợ chính sách APEC (ASPU) phối hợp vớiTrường Đại học Lee Kuan Yew tổ chức, diễn ra mới đây tại Singapore.
Giám đốc ASPU, Denis Hew cho rằng các chính sách làm dịu các thị trường tàichính đã chứng tỏ hiệu quả, nhưng con đường tăng trưởng vẫn chưa ổn định, đòihỏi các nền kinh tế APEC cần đẩy nhanh tái cân bằng hướng tới đầu tư tư nhân vàtiêu thụ hộ gia đình nhiều hơn, và các dòng chảy hàng hóa, dịch vụ, con người vàvốn qua biên giới gia tăng sẽ giúp thúc đẩy quá trình này.
APEC mặc dù đã vượt trội so với phần còn lại của thế giới trong thời kỳ hậukhủng hoảng tài chính và hiện chiếm khoảng 57% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và47% thương mại toàn cầu, nhưng tốc độ tăng trưởng 4,1% của APEC trong năm 2012dự kiến sẽ chậm lại trong năm 2013, trước khi tăng dần trở lại trong năm 2014.
Theo APSU, nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của APEC là thúc đẩy cho thành công củaHội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) lần thứ 9, sẽ diễn ra trongtháng 12 tới tại Bali, Indonesia, và hoàn tất đàm phán mở rộng phạm vi sản phẩmcủa Hiệp định Công nghệ thông tin trước đó.
Hiện là thời điểm quan trọng mà APEC cần thúc đẩy tự do hóa thương mại và hộinhập kinh tế trong khu vực, tìm hiểu các cơ hội trong WTO, dành ưu tiên cho việccải thiện giao tiếp giữa các bên tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA)khác nhau, thúc đẩy hỗ trợ kỹ thuật và hợp tác để tiến tới mục tiêu cuối cùng làtạo ra một Khu vực mậu dịch tự do châu Á-Thái Bình Dương.
Tham luận tại hội nghị, chuyên gia kinh tế vĩ mô thuộc APSU, Quỳnh Lê cho rằngkhi các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương dỡ bỏ các rào cản thương mại, như thủtục hải quan phức tạp, nâng cao hiểu biết về các vấn đề như mua sắm chính phủ vàgiải quyết tranh chấp, thì việc kết nối tốt hơn giữa các thành viên là rất quantrọng để đảm bảo rằng mọi doanh nghiệp và người dân đều được hưởng lợi./.