Các nền kinh tế ven Thái Bình Dương đặt mục tiêu mở rộng các mạng lưới băng thông rộng tốc độ cao vào năm 2020 và đẩy mạnh việc sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong những lĩnh vực như giáo dục, chăm sóc y tế và ứng phó với thiên tai.
Đây được xem là mục tiêu đầy tham vọng của các Bộ trưởng Viễn thông và Thông tin của 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), được đưa ra sau hai ngày họp tại thành phố Nago, tỉnh Okinawa của Nhật Bản.
Các bộ trưởng đã thông qua một tuyên bố và kế hoạch hành động, theo đó nhất trí thúc đẩy việc ứng dụng hiệu quả hơn ICT nhằm nâng cao tính hiệu quả của các hoạt động kinh tế, xã hội.
Các bộ trưởng khẳng định ICT có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng tiến trình phát triển kinh tế toàn cầu, đồng thời là "chìa khóa" để hiện thực hóa chiến lược phát triển mà các nhà lãnh đạo APEC đã đặt ra.
Hiện nay, tiến trình mở rộng băng thông rộng khá chênh lệch giữa các nền kinh tế APEC. Chẳng hạn, tỷ lệ sử dụng băng thông rộng tại Indonesia chỉ đạt 0,7%, ở Peru 2,8% trong khi tại Mỹ và Nhật Bản là 27% và 24,9%.
Ngoài việc công nhận APEC gần như đã hoàn thành mục tiêu đặt ra từ năm 2000 cho phép người dân các nền kinh tế thành viên đến năm 2010 được tiếp cận với Internet tại gia đình, quán càphê,... các bộ trưởng APEC cũng xác nhận sự cần thiết phải nỗ lực hơn nữa để phổ biến công nghệ băng thông rộng tốc độ cao thế hệ tiếp theo.
Các bộ trưởng cũng nhất trí hợp tác để giải quyết các thách thức kinh tế và xã hội trong những lĩnh vực như bảo vệ môi trường, đối phó với thảm họa và đảm bảo an ninh mạng.
Tuyên bố chung và kế hoạch hành động vừa được thông qua sẽ được trình lên Hội nghị cấp cao APEC dự kiến diễn ra vào giữa tháng 11 tới ở Yokohama, Nhật Bản./.
Đây được xem là mục tiêu đầy tham vọng của các Bộ trưởng Viễn thông và Thông tin của 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), được đưa ra sau hai ngày họp tại thành phố Nago, tỉnh Okinawa của Nhật Bản.
Các bộ trưởng đã thông qua một tuyên bố và kế hoạch hành động, theo đó nhất trí thúc đẩy việc ứng dụng hiệu quả hơn ICT nhằm nâng cao tính hiệu quả của các hoạt động kinh tế, xã hội.
Các bộ trưởng khẳng định ICT có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng tiến trình phát triển kinh tế toàn cầu, đồng thời là "chìa khóa" để hiện thực hóa chiến lược phát triển mà các nhà lãnh đạo APEC đã đặt ra.
Hiện nay, tiến trình mở rộng băng thông rộng khá chênh lệch giữa các nền kinh tế APEC. Chẳng hạn, tỷ lệ sử dụng băng thông rộng tại Indonesia chỉ đạt 0,7%, ở Peru 2,8% trong khi tại Mỹ và Nhật Bản là 27% và 24,9%.
Ngoài việc công nhận APEC gần như đã hoàn thành mục tiêu đặt ra từ năm 2000 cho phép người dân các nền kinh tế thành viên đến năm 2010 được tiếp cận với Internet tại gia đình, quán càphê,... các bộ trưởng APEC cũng xác nhận sự cần thiết phải nỗ lực hơn nữa để phổ biến công nghệ băng thông rộng tốc độ cao thế hệ tiếp theo.
Các bộ trưởng cũng nhất trí hợp tác để giải quyết các thách thức kinh tế và xã hội trong những lĩnh vực như bảo vệ môi trường, đối phó với thảm họa và đảm bảo an ninh mạng.
Tuyên bố chung và kế hoạch hành động vừa được thông qua sẽ được trình lên Hội nghị cấp cao APEC dự kiến diễn ra vào giữa tháng 11 tới ở Yokohama, Nhật Bản./.
(TTXVN/Vietnam+)